Luận Văn Nghiên cứu thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện miền núi nam đông, thừa thiên huế

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe đối với phụ nữ ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân chính của thiếu máu là do thiếu sắt (IDA) và thường là hậu quả của suy dinh dưỡng. Nhiễm giun móc và sốt rét (SR) cũng liên quan đến thiếu máu [7, 8]. Phân bố tình trạng thiếu máu ở nông thôn tại những nước đang phát triển, thậm chí còn cao hơn, vì đây là nơi cư trú của những người nghèo với tỷ lệ suy dinh dưỡng và nhiễm ký sinh trùng (KST) cao hơn các vùng khác [2].
    Tình trạng thiếu máu ở phụ nữ Việt Nam cũng tương tự ở nước ngoài, đặc biệt ở những vùng nông thôn kém phát triển. Một nghiên cứu thực hiện gần đây tại Việt Nam cho thấy 60% trẻ < 2 tuổi bị thiếu máu, 53% thiếu máu ở phụ nữ mang thai, 40% thiếu máu ở phụ nữ không mang thai và 15,6% thiếu máu ở nam giới [5]. Một nghiên cứu khác phát hiện 52% người bị nhiễm KST đường ruột trong quần thể người sống ở miền Bắc Việt Nam, tuy không có liên hệ với thiếu máu [8]. Một nghiên cứu khác tập trung vào mối liên hệ giữa SR và nhiễm giun đường ruột với thiếu máu cho thấy thiếu máu có liên quan chủ yếu với thiếu sắt (80,1%); không có kết luận rõ rệt nào về liên hệ giữa SR và nhiễm giun với thiếu máu vì chỉ có một lượng nhỏ bệnh nhân SR trong quần thể nghiên cứu và do việc kiểm soát nhiễm giun móc không dẫn đến giảm thiếu máu [3].
    Nam Đông là vùng núi phía Tây Nam Thừa Thiên Huế, là một trong những vùng nghèo nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Một nghiên cứu năm 2007 ở 2 nơi thuộc Nam Đông, xã Thượng Nhật và thị trấn Khe Tre ở 2 nơi này đều có trình độ học vấn thấp và thu nhập thấp, có tục lệ và thói quen truyền thống sinh hoạt và chăm sóc trẻ nghèo mất vệ sinh [1].
    Phần lớn người dân Nam Đông là người Kinh hoặc Catu. Tình trạng mù chữ ở phụ nữ Catu cao hơn so với phụ nữ Kinh. Tỷ lệ thiếu máu và nhiễm giun móc trong học sinh Catu cũng cao hơn (2007) [1].
    Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:
    - Xác định tỷ lệ nhiễm giun và thiếu máu, mức độ thiếu máu do nhiễm giun ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế.
    - Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhiễm giun và thiếu máu.
     
Đang tải...