Luận Văn Nghiên cứu thiết kế và áp dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và báo cáo thống kê tại Trạm Y tế thu

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 27/11/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Y tế đã sớm thành lập Ban chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT để thống nhất chỉ đạo công tác này trong toàn ngành và đã đầu tư nguồn lực, kinh phí bước đầu cho ứng dụng CNTT trong quản lý ngành.
    Để từng bước đáp ứng yêu cầu về chất lượng khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước phải đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và công tác điều hành. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản lý là một yêu cầu cấp bách, góp phần thúc đẩy cơ sở KCB phát triển toàn diện.
    Với tỉnh Thừa Thiên Huế có 152 Trạm Y tế, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân là rất lớn. Cụ thể số lượt khám bệnh ngoại trú hàng năm của Trạm Y tế đều lớn hơn tuyến Bệnh viện tuyến huyện/thị xã/thành phố.

    [TABLE="width: 100"]
    [TR]
    [TD]Năm
    [/TD]
    [TD]Bệnh viện
    [/TD]
    [TD]TYT
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2007
    [/TD]
    [TD]890.515
    [/TD]
    [TD]1.069.028
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2008
    [/TD]
    [TD]861.037
    [/TD]
    [TD]1.252.100
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2009
    [/TD]
    [TD]852.318
    [/TD]
    [TD]930.158
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2010
    [/TD]
    [TD]891.519
    [/TD]
    [TD]957.527
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nhằm giúp TYT xã, phường, thị trấn quản lý, lưu trữ, tổng hợp, thống kê báo cáo một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tiết kiệm thời gian để thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người dân, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thiết kế và áp dụng phần mềm quản lý KCB và báo cáo thống kê tại Trạm Y tế thuộc Thị xã Hương Thủy” .
    II. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT
    TẠI TRẠM Y TẾ XÃ/ PHƯỜNG/ THỊ TRẤN

    Trong những năm qua Bộ Y tế đã có nhiều ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành y tế như cải cách hành chính, chỉ đạo điều hành công tác khám chữa bệnh; hoạt động y tế dự phòng; hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học; hệ thống quản lý sản xuất, nghiên cứu và phân phối dược phẩm; công tác đào tạo Đến nay, 100% tuyến TW bao gồm các vụ, cục, Tổng cục, Thanh Tra Bộ, Văn phòng Bộ, các bệnh viện, các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trực thuộc bộ, Sở Y tế 63 tỉnh/thành phố thực hiện tin học hóa trong hoạt động[8].
    Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế chủ yếu tập trung đẩy mạnh tin học hóa ở các tuyến TW đặc biệt là các đơn vị trực thuộc Bộ, thiếu những chính sách hỗ trợ và văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách phát triển ứng dụng CNTT về tuyến cơ sở trạm Y tế.
    Trong những năm lại đây nhờ quan tâm của lãnh đạo Sở Y tế, việc ứng dụng CNTT trong ngành Y tế tỉnh nhà có nhiều tiến bộ. 100% Trạm Y tê xã/ phường/ thị trấn có máy vi tính và kết nối internet. Cán bộ tại TYT đã được đào tạo tin học ngắn hạn và dài hạn.
    Bên cạnh những kết quả đạt được, thì nhìn chung việc ứng dụng vẫn chưa hiệu quả và chưa đồng đều trên toàn tỉnh, và gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là:

    Khả năng tiếp cận CNTT một số cán bộ tại TYT còn nhiều hạn chế.
    Công tác chỉ đạo về việc ứng dụng CNTT trong từng đơn vị triển khai theo nhiều hình thức, chưa hiệu quả, không thường xuyên.
    Thiết bị máy vi tính chưa đồng bộ và xuống cấp.
    Hệ thống điện và đường truyền Internet chưa ổn định.
    Thiếu cán bộ CNTT tuyến huyện/thị xã/thành phố, đối với cán bộ này là người trực tiếp tham mưu và xử lý những công việc hỗ trợ cho bệnh viện và cả TYT.
    Một số đơn vị hiện nay đang sử dụng một số phần mềm tự thiết kế, hay sử dụng miễn phí, nhưng nhìn chung đó chỉ là bước đầu, và chưa hiệu quả, vì một số vấn đề như sau:

    Không hỗ trợ công tác báo cáo thống kê của Bộ Y tế đối với tuyến TYT, chỉ xuất ra được một số biểu mẫu phục vụ báo cáo BHYT.
    Không quản lý được tồn kho, hạn sử dụng của thuốc, vật tư tiêu hao.
    Sử dụng ngôn ngữ lập trình thấp.
    Hay gặp những lỗi thông thường, nhưng không giải quyết dứt điểm được.
    Tính bảo mật dữ liệu thấp, nên có thể mất dữ liệu.
    Dữ liệu tĩnh, tức là dữ liệu lưu trữ trên từng file cho từng tháng, không thể thống kê và xử lý dữ liệu một cách toàn diện.

    III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    12 Trạm Y tế xã thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
    3.2. Thiết kế nghiên cứu:
    3.2.1. Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang để khảo sát:

    Quản lý hoạt động khám chữa bệnh.
    Quản lý Dược và vật tư tiêu hao.
    Hệ thống báo cáo theo Quyết định 3440/QĐ-BYT và theo quy định của BHYT.
    3.2.2 Nghiên cứu thiết kế phần mềm
    Sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao C# với Cơ sở dữ liệu Microsoft Office Access 2003[10][11][12], đồng thời áp dụng mã ICD10 của Bộ Y tế để lưu trữ bệnh tật[9].
    2.3. Yêu cầu hệ điều hành: Hệ điều hành Windows XP; Cấu hình: CPU Pentium IV, Ram 256, Main board 845, HDD 40 Gb, CDRW ; Kết nối ADSL.
    3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu:
    Thu thập số liệu qua các sổ sách theo dõi theo quy định của Bộ Y tế [3][5][6], BHYT[7] và các báo cáo tại Trạm Y tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...