Nghiên cứu thiết kế tranh động theo chủ đề nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phục

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
     Mã số: V2008-12

    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Yến Mai
    Đơn vị công tác: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
    Thư điện tử: [email protected]; Điện thoại: 0438642687;
    Thư ký đề tài: ThS. Phan Đông Phương; Thành viên:
    Thời gian thực hiện: Từ 5/2008 đến 5/2009

    Mục tiêu nghiên cứu:

    Cơ sở lý luận của việc thiết kế tranh động theo chủ đề nhằm phát triển ngon ngữ (PTNN) cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

    Nội dung nghiên cứu

    - Làm rõ một số khái niệm khoa học: Tranh và tranh động theo chủ đề; PTNN của trẻ MN;
    - Đặc điểm tâm lý trẻ ảnh hưởng đến việc PTNN;
    - Chương trình MG 5-6 tuổi mới và những yêu cầu về PTNN;
    - Các con đường tiếp cận với tranh động để hỗ trợ PTNN;
    - Định hướng thiết kế bộ tranh: theo nguyên tắc thiết kế, quy trình thiết kế.

    Phương pháp nghiên cứu:

    Nghiên cứu lí luận; Nghiên cứu thực tiễn: phương pháp chuyên gia.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Đề tài đã làm rõ một số khái niệm khoa học: Tranh và tranh động theo chủ đề; PTNN của trẻ MN; Đặc điểm tâm lý trẻ ảnh hưởng đến việc PTNN; Chương trình mẫu giáo 5-6 tuổi mới và những yêu cầu về PTNN;

    Phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa những vấn đề nghiên cứu: lí giải các cơ sở khoa học cho việc thiết kế tranh động nhằm PTNN cho trẻ MG 5 -6 tuổi trong trường mầm non. Nghiên cứu các hướng tiếp cận với tranh động để hỗ trợ PTNN thông qua xem tranh, đàm thoại, lời kể của giáo viên, trẻ kể lại truyện qua tranh.

    2/ Về thực tiễn

    Đề tài nghiên cứu về tình hình trang bị và sử dụng tranh động ở một số trường mầm non Hà nội; tiến hành khảo sát, điều tra ở 06 trường MN thuộc các quận Hoàn kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình (MN bán công 20/10, Việt Bun, Mầm non A Ba Đình, Trường MN số 10, Hoa Mai, Tuổi hoa).

    Mục đích điều tra: Tìm hiểu tình hình trang bị và sử dụng tranh động lớp MG 5 tuổi ở một số trường MN trong thành phố Hà Nội.

    Nội dung điều tra: Nhận thức của GV về mục đích yêu cầu của việc sử dụng tranh động; Đánh giá của GV về việc sử dụng tranh động; Nguyên nhân, những đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng tranh động nhằm PTNN cho trẻ.

    Điều tra bằng phiếu hỏi 30 giáo viên mầm non (GVMN) của 6 trường MN thực hiện chương trình đổi mới trên; Trao đổi, đàm thoại; Quan sát khi thăm lớp, dự giờ; Xử lý các số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê.

    Qua kết quả nghiên cứu thực tế về trang bị và sử dụng tranh động để PTNN trẻ 5-6 tuổi ở trường MN đề tài đề xuất các nguyên tắc, quy trình thiết kế tranh động phù hợp với chương trình GDMN mới:

    Thiết kế tranh động (ví dụ minh họa): 1/ Tên bộ tranh và nội dung câu truyện; 2/ Định hướng thiết kế bộ tranh; 3/ Giá trị ứng dụng của bộ tranh.

    3/ Một số khuyến nghị

    Việc xác định cơ sở khoa học, nhất là đề xuất các nguyên tắc, quy trình thiết kế tranh động đã giúp cho kết quả đánh giá chính xác hơn góp phần nâng cao chất lượng TBDH và hiệu quả sử dụng TBDH nói chung và tranh động nói riêng ngày một tốt hơn góp phần phát triển chất lượng bậc học mầm non:

    - Khẳng định vai trò vị trí quan trọng của ĐDĐC trong việc tổ chức các hoạt động CSGD cho trẻ MN;

    - Thực trạng sử dụng ĐDĐC của GV các trường MG tại thành phố HN còn nhiều bất cập: Số lượng còn thiếu so với chương trình, so với kế hoạch đặc biệt là các phương tiện hiện đại VD: đầu đĩa, phim đèn chiếu, máy tính, .; Cơ cấu, chủng loại các ĐDĐC không đồng bộ; Kế hoạch đào tạo, kế hoạch về ĐDĐC chưa gắn bó với nhau; Nhận thức về tầm quan trọng và tác dụng của các ĐDĐC đối với hình thức tổ chức và PPGDMN của các cấp quản lí chưa đồng đều;

    - Để nâng cao HQSD tranh động ở các trường MG trong thành phố HN, cần tập trung ở các biện pháp cơ bản như đã trình bày trong đề tài. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại cần đẩy mạnh việc đổi mới công tác quản lí, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng như kĩ năng sử dụng ĐDĐC cho GV, giúp GV biết sử dụng ĐDĐC để sáng tạo ra nhiều hoạt động CSGD trẻ 5-6 tuổi; 4/ Muốn tăng cường được hiệu quả sử dụng ĐDĐC vào các hoạt động CSGD ở trường MN cần phải có những điều kiện tối thiểu về CSVC, về trình độ quản lí, về kĩ năng nghiệp vụ SP của GV. Và trên hết là lòng yêu nghề, yêu trẻ, biết thực hiện và phát huy các phương pháp dạy học tích cực hướng tới mục tiêu GD và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ 5–6 tuổi ở trường MN.

    Đối với các cấp quản lý giáo dục:

    - Hiện nay, số lượng và mức hiện đại của các TB ĐDĐC được trang bị cho các trường ngày càng tăng, đề nghị Bộ GD & ĐT cho đào tạo mỗi trường một đội ngũ phụ trách kỹ thuật, có chuyên môn sâu về kỹ thuật sử dụng, bảo quản, duy tu các TB ĐDĐC đặc biệt là các TB hiện đại. Tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả cao các ĐDĐC đã được trang bị. Đặc biệt Bộ GD & ĐT sớm triển khai “Đề án phát triển giáo dục MN” để chuẩn hoá danh mục cũng như mẫu TBMN trên toàn quốc nhằm nâng cao GDMN;

    - Các cấp quản lí khác một mặt cần trang bị đồng bộ ĐDĐC, kịp thời đáp ứng cho các hoạt động GD, mặt khác phải thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV sử dụng có hiệu quả các ĐDĐC đã được trang bị, chủ yếu là nắm chắc kỹ thuật, kỹ năng sử dụng các loại hình đồ chơi, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ và cường độ trong các hoạt động.

    Đối với giáo viên Các GVMN nói chung và GV trực tiếp dạy lớp 5-6 tuổi nói riêng:

    Cần tăng cường hơn nữa việc tham gia học hỏi, phát huy khả năng của bản thân để cải tiến những ĐDĐC đã có, thiết kế nhiều ĐDĐC mới cho các hoạt động CSGD trẻ 5 - 6 tuổi và tạo môi trường cho trẻ hoạt động một cách tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ.

    Đối với các nhà nghiên cứu và sản xuất:

    Các nhà sản xuất và nghiên cứu cần có kế hoạch thu thập, phân loại, đánh giá, nhân rộng và phát triển các loại ĐDĐC có tác dụng để khuyến khích đưa vào sử dụng cho trẻ trong trường MN. Không đưa vào cung cấp những ĐDĐC kém chất lượng trong các trường MN, không phát huy tác dụng GD với lứa tuổi MN để chất lượng trong các trường MN ngày càng được nâng cao. Từ đó giúp nhà trường phát triển tốt nhất.

    TỪ KHÓA: 1/ Giáo dục mầm non; 2/ Đồ dùng dạy học; ; 3/ Tranh động; 4/ Truyện tranh động; 5/ Phát triển ngôn ngữ

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...