Đồ Án Nghiên cứu thiết kế, tính toán hệ thống tháp chưng cất

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và cùng với nó là nhu cầu ngày càng cao về độ tinh khiết của các sản phẩm. Vì thế, các phương pháp nâng cao độ tinh khiết luôn luôn được cải tiến và đổi mới để ngày càng hoàn thiện hơn, như là: Cô đặc, hấp thụ, chưng cất, trích ly,
    Tuỳ theo đặc tính yêu cầu của sản phẩm mà ta có sự lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Đối với hệ nước-axit axetic là 2 cấu tử tan lẫn hoàn toàn, ta phải sử dụng phương pháp chưng cất để năng cao độ tinh khiết.
    Đồ án môn học hoá công là một môn học mang tính tổng hợp trong quá trình học tập của các công nhân vận hành thiết bị chế biến dầu khí trong tương lai. Môn học giúp sinh viên giải quyết nhiệm vụ tính toán cụ thể về: Quy trình công nghệ, kết cấu, cũng như điều kiện làm việc vận hành của hệ thống chưng cất trong công nghiệp hoá chất và công nghiệp lọc hoá dầu.
    Đây là bước đầu tiên để sinh viên vận dụng những kiến thức đã học của nhiều môn học mà nhất là môn học hoá công vào giải quyết những vấn đề kỹ thuật thực tế 1 cách tổng hợp.
    Nhiệm vụ của đồ án là thiết kế, tính toán tháp chưng cất hệ hỗn hợp 2 cấu tử nước-axit axetic, với năng suất nhập liệu là 0.8m[SUP]3[/SUP]/h, nồng độ nhập liệu 88% khối lượng nước, nồng độ sản phẩm đỉnh 99.55% khối lượng nước, nồng độ sản phẩm đáy 70% khối lượng nước, nhiệt độ nhập liệu 100.1727[SUP]o[/SUP]C, nhiệt độ sản phẩm đỉnh 100.0235[SUP]o[/SUP]C, nhiệt độ sản phẩm đáy sau khi trao đổi nhiệt 40[SUP]o[/SUP]C, trạng thái nhập liệu lỏng sôi.
    Dưới đây chúng em xin trình bày nội dung nghiên cứu của đồ án: “NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THÁP CHƯNG CẤT”.








    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

    1.1. LÝ THUYẾT VỀ CHƯNG CẤT
    1.1.1. Khái niệm [5]
    Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như hỗn hợp khí thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các cấu tử khác nhau).
    Thay vì đưa vào hỗn hợp 1 pha mới để tạo nên sự tiếp xúc giữa 2 pha như trong quá trình hấp thụ hoặc nhả khí, trong quá trình chưng cất pha mới được tạo nên bằng sự bốc hơi hoặc ngưng tụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...