Luận Văn Nghiên cứu thiết kế, chế tạo nguồn chuẩn mức điện áp xoay chiều dùng trong đo lường

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Thông tin đo lường được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học và
    sản xuất hiện đại để tự động hoá và kiểm tra quá trình công nghệ, kiểm tra
    chất lượng sản phẩm. Trong tất cả các loại thông tin đo lường (thông tin về giá
    trị của đwại lượng) thì thông tin dưới dạng điện áp xoay chiều được sử dụng
    phổ biến hơn cả. Hiện nay, vấn đề đo lường điện áp xoay chiều đã được nhiều
    cơ sở trong và ngoài nước nghiên cứu và đã chế tạo được rất nhiều model
    vônmét xoay chiều có độ chính xác cao.
    Sự xuất hiện của các thiết bị chuẩn đa trị (chuẩn mức) điện áp là do nhu
    cầu trong kiểm định, hiệu chuẩn vônmét, đặc biệt là các vônmét số có độ
    chính xác cao. Tuy nhiên, do đặc thù riêng của vônmét loại này, các thiết bị
    chuẩn mức phải có sai số thiết lập điện áp ra vào khoảng 0,003 ữ 0,0003%, dải
    điện áp ra từ trăm nanô Vôn đến 1000V. Để kiểm tra độ phân giải của các
    vônmét số, các chuẩn đa trị phải có các bước cỡ 0,1ỡV. Mặt khác do các
    vônmét số có trở kháng vào khá cao nên các chuẩn đa trị điện áp chỉ cần cho
    ra dòng tải cỡ 0,1 - 1mA. Như vậy, các chuẩn đa trị điện áp cần phải có cùng
    cấp chính xác với chuẩn điện áp ở các cơ sở đo lường Quốc gia. Hiện nay trên
    thế giới thường sử dụng bộ pin chuẩn điện tử của hãng Fluke (Mỹ), ở chế độ
    đơn lẻ pin chuẩn loại này (723B) có độ không bảo đảm đo cỡ 1ppm, nếu để
    hợp 4 bộ pin chuẩn loại này trong cùng một vòng so sánh và dẫn xuất chuẩn
    nhờ hiệu ứng Jozepson thì độ không bảo đảm đo của điện áp một chiều có thể
    đạt 0,01ppm.
    Đối với chuẩn điện áp xoay chiều độ chính xác giảm đi hàng trăm lần
    do nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhất là ở dải tần số rộng. Để không ngừng nâng
    cao độ chính xác của các vôn mét đo điện áp xoay chiều thì việc phải tạo được
    các nguồn chuẩn mức điện áp xoay chiều có độ chính xác cao là một đòi hỏi
    cấp bách. Muốn đạt được điều đó thì việc quan tâm nghiên cứu về nguồn
    chuẩn mức, các cấu trúc, tính toán thiết kế nguồn chuẩn mức điện áp xoay
    chiều là một công việc có tính thực tế và thời sự.
    Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo nguồn chuẩn mức
    điện áp xoay chiều dùng trong đo lường”
    Mục đích nghiên cứu của luận văn này là trên cơ sở phân tích các tính
    đặc trưng kỹ thuật, các cấu trúc của nguồn chuẩn mức để từ đó lựa chọn
    phương án cấu trúc phù hợp để thiết kế thử nghiệm một nguồn chuẩn mức
    điện áp xoay chiều dưới dạng một sản phẩm hoàn thiện, có thể sản xuất hàng
    loạt để trang bị cho các cơ sở đo lường trong và ngoài Quân đội.
    Bố cục của luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về nguồn chuẩn mức điện áp xoay chiều
    Chương 2: Các cấu trúc của nguồn chuẩn mức điện áp xoay chiều
    Chương 3: Tính toán thiết kế nguồn chuẩn mức điện áp xoay chiều
    Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo hướng
    dẫn PGS -TS Đỗ Huy Giác, Thạc sỹ Đoàn Minh Định; phòng đào tạo sau đại
    học - Học viện kỹ thuật quân sự và Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã
    giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
    Tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các
    thầy góp ý và lượng thứ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...