Luận Văn Nghiên cứu thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung của 06 hộ sản xuất tinh bột sắn tại x

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 2/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I – MỞ ĐẦU
    1.1. Lý do chọn đề tài

    Sản xuất hộ gia đình tập trung tại các làng nghề vẫn còn là một hình thức khá phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Các làng nghề góp phần tạo công việc làm ổn định cho lực lượng lao động nhàn rỗi, mang tính chất gia đìnhvà đồng thời đóng góp một phần vào ngân sách, giúp duy trì các truyền thống tốt đẹp tại địa phương. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, đồng thời nhận thức về môi trường của người dân chưa cao nên hoạt động của làng nghề đã phát sinh các vấn đề môi trường như: nước thải, khí thải, chất thải rắn Do đặc điểm các cơ sở sản xuất nằm sát nhà dân và chất thải hoàn toàn chưa có biện pháp xử lý nên đã lan truyền và gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Sự ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác như trồng trọt chăn nuôi Trước tình hình đó dân cư xung quanh đã có các phản ứng mạnh, đòi hỏi phải có các biện pháp khắc phục kịp thời. Hiện nay, tại tỉnh Bình Định trong số các làng nghề đang hoạt động và góp phần gây ô nhiễm môi trường phải kể đến làng nghề chế biến tinh bột mì.
    Làng nghề chế biến tinh bột mì là nghề truyền thống có từ lâu đời của huyện Hoài Nhơn. Nghề sản xuất tinh bột mì trog huyện có ở các xã Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Tân và thị trấn Tam Quan, nhưng tập trung nhiều nhất là ở xã Hoài Hảo. Trước đây làng nghề này đã ứng dụng kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn để xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì. Nước thải sau khi xử lý đạt TCVN 5945 – 1995 (loại B). Tuy nhiên hiện nay các cơ sở sản xuất đang áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong dây chuyền sản xuất nên công suất sản xuất của các hộ đều tăng lên. Các hộ tăng công suất lên từ 2 – 4 lần, thậm chí có hộ tăng lên gấp 5 lần. Công suất sản xuất tăng lên thì kéo theo các vấn đề môi trường như rác thải, nước thải, khí thải cũng tăng theo; đặc biệt là nước thải.
    Lượng nước thải tăng lên làm cho hệ thống xử lý quá tải, nước thải sau xử lý không đạt được tiêu chuẩn môi trường. Đặc biệt là hàm lượng Cyanua trong nước thải chưa được phân huỷ hoàn toàn làm bốc mùi hôi thối ra môi trường xung quanh. Nước thải sắn tồn đọng lâu ngày là môi trường tốt cho vi khuẩn gây bệnh hoạt động, . từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, môi trường sống nơi đây.
    Đứng trước thực trạng môi trường làng nghề chế biến tinh bột sắn đang bị tái ô nhiễm, để duy trì được nghề phụ truyền thống, đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân và giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đề tài đã tiến hành nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề. Tuy nhiên phần lớn các hộ sản xuất tập trung thành từng cụm, gần nhau cho nên đa số hệ thống xử lý ở đây được xây dựng theo mô hình tập trung, chỉ có những hộ nằm riêng lẻ thì xây dựng hệ thống xử lý theo mô hình cục bộ. Ở xóm Thanh Tân – thôn Phụng Du 2 hệ thống xử lý nước thải tập trung của 06 hộ dân này đang quá tải do các hộ này sản xuất đều tăng lên gấp 5 lần so với trước đây. Cho nên đề tài “Nghiên cứu thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung của 06 hộ sản xuất tinh bột sắn tại xóm Thanh Tân – thôn Phụng Du 2 – xã Hoài Hảo – huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Định” được thực hiện để giải quyết vấn đề nêu trên và đồng thời cũng là một mô hình để áp dụng cải tạo các hệ thống xử lý nước thải còn lại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...