Thạc Sĩ Nghiên cứu thị trường – Marketing trong xuất khẩu chè

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu thị trường – Marketing trong xuất khẩu chè



    Thông tin đề tài:

    Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Nhiễu
    Nội dung đề tài:

    Chương 1: Thị trường chè thế giới và các yếu tố marketing trong xuất khẩu chè.

    1.1 Khái quát chung về thị trường chè thế giới
    1.2 Các yếu tố marketing trong xuất khẩu chè
    1.3 Kinh nghiệm của một số nước về marketing xuât khẩu chè.
    Chương 2: Thực trạng thị trường xuất khẩu và hoạt động marketing xuất khẩu chè của Việt Nam

    2.1 Thực trạng thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam thời gian từ năm 1996 đên nay.
    2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam
    2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khảu chè của Việt Nam
    Chương 3: Định hướng thị trường xuất khẩu và giải pháp marketing xuất khảu cho chè Việt Nam.

    3.1 Dự báo thị trường chè thế giới đến năm 2015.
    3.2 Định hướng thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam
    3.3 Giải pháp merketing trong xuất khẩu chè
    Kết luận
    Phụ lục
    Tài liệu tham khảo

    Lời giới thiệu:

    Chè là một trong 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay với kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt khoảng 83 triệu USD, năm 2005 xuất khẩu đạt 97 triệu USD, năm 2006 đạt 110 triệu USD, đóng góp có ý nghĩa trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
    Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích trồng chè (khoảng 126.800 ha năm 2006) và thứ 5 về khối lượng xuất khẩu chè của thế giới (xuất khẩu 105.000 tấn năm 2006). Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá. Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu chè sang 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
    Những thành công trong việc đa dạng hoá và phát triển thị trường và sản phẩm chè xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu chè thời gian qua và củng cố vị trí thứ 9 của mặt hàng chè trong số 10 nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
    Tuy nhiên, xuất khẩu chè của Việt Nam thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của ngành chè. Đặc biệt trong thời kỳ 2001 - 2005, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hàng năm trên 17,5% và xuất khẩu hàng nông sản tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 14,6% thì xuất khẩu chè chỉ tăng với tốc độ trung bình hàng năm 10%, chỉ bằng 57% tốc độ tăng chung của xuất khẩu hàng hoá và bằng 68,5% tốc độ tăng của xuất khẩu hàng nông sản. Mặt khác, trong khi nhiều hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá nhanh và tương đối ổn định, đồng thời hoàn thành vượt mức mục tiêu xuất khẩu đề ra thì khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè lại biến động thất thường và chỉ xấp xỉ đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra.
    Những yếu kém nội tại của bản thân ngành chè Việt Nam là những yếu tố quyết định tới việc chưa thực hiện được mục tiêu phát triển xuất khẩu chè thời gian qua.
    Thứ nhất, vấn đề phát triển thị trường nước ngoài cho chè xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù thị trường xuất khẩu chè đã được mở rộng nhanh chóng thời gian qua nhưng có thể nói Việt Nam vẫn chưa thiết lập được các thị trường mang tính ổn định, vững chắc cho phát triển xuất khẩu chè về lâu dài. Bên cạnh những thành công trong việc đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu ra 109 quốc gia và vùng lãnh thổ thì những yếu kém trong vấn đề phát triển thị trường cũng cần được nhìn nhận rõ. Đối chiếu 10 thị trường xuất khẩu chủ yếu chiếm giữ khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vào đầu thập niên với 10 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam chiếm hơn 63% kim ngạch xuất khẩu chè vào năm 2005 mới thấy rõ được sự mở rộng thị trường của chúng ta chưa được đa dạng hoá theo chiều sâu.
    Thứ hai, những yếu kém trong việc thực hiện marketing xuất khẩu chè ở các doanh nghiệp. Đó là các yếu kém trong việc thực hiện cả bốn yếu tố của marketing hỗn hợp gồm (1) thích ứng và phát triển sản phẩm chè mới cho xuất khẩu nhằm đáp ứng được nhu cầu của các nước nhập khẩu; (2) giá cả xuất khẩu; (3) việc thâm nhập trực tiếp các kênh chế biến, tiêu thụ chè ở các nước nhập khẩu, việc ứng dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu chè tiên tiến như tham gia thị trường đấu giá trực tuyến, ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu chè còn hạn chế và (4) hoạt động xúc tiến xuất khẩu chè của doanh nghiệp chưa được tiến hành một cách chuyên nghiệp và mạnh mẽ .
    Thứ ba, công tác hỗ trợ marketing xuất khẩu và tổ chức các kênh thông tin marketing xuất khẩu chè của Chính phủ, Bộ Thương mại, Cục Xúc tiến Thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại phi Chính phủ cho doanh nghiệp thời gian qua làm chưa tốt cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển xuất khẩu chè của Việt Nam.
    Để khắc phục những hạn chế và yếu kém này cũng như đề xuất các giải pháp thích hợp và có tính khả thi nhằm thực hiện phát triển xuất khẩu chè bền vững thời gian tới, cần nghiên cứu kỹ những đặc điểm và xu hướng phát triển của thị trường chè thế giới, nghiên cứu các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam và các yếu tố của marketing xuất khẩu chè như sản phẩm, giá cả, kênh xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Đây chính là lý do của việc nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu thị trường - Marketing trong xuất khẩu chè của Việt Nam”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...