Tiểu Luận Nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ và mốt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    PHẦN NỘI DUNG

    1, Khái quát chung: 4
    1.1, Khái niệm chủ thể thẩm mỹ: 4
    1.1.1, Chủ thể thẩm mỹ là con ngưỡi xã hội: . 4
    1.1.2, Chủ thể thẩm mỹ phải có giác quan thẩm mỹ phát triển: .5
    1.1.3, Để trở thành chủ thể thẩm mỹ 5
    1.2: Những thành tố cơ bản của chủ thể thẩm mỹ: . .5
    2. Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và “mốt” 6
    2.1, Thị hiếu thẩm mỹ 6
    2.1.1, Khái niệm: 6
    2.1.2, Các đặc trưng cơ bản của thị hiếu thẩm mỹ: 6
    2.2: Mốt: 10
    2.1: Thế nào là “mốt”? 10
    2.2: Đặc điểm của mốt: .10
    3. Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và “mốt” 11
    4, Vận dụng liên hệ: 11
    4.1, Trang phục và thị hiếu thẩm mỹ:
    4.2: Thị hiếu thẩm mỹ trong nghệ thuật: 15
    4.3: Vai trò của thị hiếu đối với nhận thức của sinh viên mỹ thuật: .16
    PHẦN KẾT LUẬN 18
    Tài liệu tham khảo



    PHẦN MỞ ĐẦU
    1, Lý do chọn đề tài:

    Xã hội không ngừng phát triển và đi lên do đó nhu cầu thẩm mỹ của con người càng ngày phát triển. Ngày xưa do thiếu thốn vật chất con người chỉ có nhu cầu ăn no mặc ấm, ngày nay con người lại có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp và chạy theo những mốt thời thượng. Thị hiếu thẩm mỹ là khả năng của con người được thực tiễn xã hội rèn luyện trong việc đánh giá bằng cảm xúc những tính chất thẩm mỹ khác nhau về cái đẹp, trong đánh giá nghệ thuật gọi là thị hiếu nghệ thuật. Thị hiếu thẩm mỹ tốt nghĩa là khả năng thưởng thức cái đẹp một cách chân chính, là nhu cầu tiếp thu và tạo ra cái đẹp trong lao động, trong sinh hoạt, trong ứng xử và cả trong nghệ thuật. Trình độ phát triển của thịhiếu thẩm mỹ được biểu hiện ở chỗ: nó nhận thức được giá trị thẩm mỹ của cuộc sống và của nghệ thuật ở mức độ sâu sắc, toàn diện đến mức nào.
    Khả năng đánh giá thẩm mỹ được biểu lộ qua các nhận xét, cảm xúc, thái độ của
    chủ thể thẩm mỹ trước khách thể thẩm mỹ. Những người có thị hiếu thẩm mỹ phát triển bao giờ cũng là những người có trình độ hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm phong phú và đời sống đạo đức lành mạnh. Nhờ vậy, sự đánh giá thẩm mỹ của họ thường là toàn diện và đúng đắn hơn cả về nội dung, hình thức về sự vật hay hiện tượng. Ngược lại, những người chưa có thị hiếu thẩm mỹ phát triển đến mức cần thiết thường có những nhìn nhận phiến diện, đánh giá sai lệch, nhất là tầng lớp thanh niên, sinh viên; chẳng hạn như: cách ăn mặc, kiểu đi đứng, giao tiếp, thú vui giải trí, quan niệm về mốt, v.v
    Vì yêu thích vấn đề thị hiếu thẩm mỹ và mốt nên em muốn tìm hiểu và nghiên cứu thêm. Nên em đã chọn đề tài này cho bài viết tiểu luận môn Mỹ học của mình. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong bài còn nhiều sai sót, mong quý thầy cô thông cảm và chỉ bảo thêm cho em.
    Em xin chân thành cảm ơn!

    2, Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ và mốt để thấy được mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và mốt, để thấy được quá trình phát triển của thị hiếu thẩm mỹ, và tìm ra vai trò của thị hiếu thẩm mỹ đối với sinh viên mỹ thuật góp phần làm tăng kiến thức thẩm mỹ
    3, Nhiệm vụ nghiên cứu:
    _Nghiên cứu khái quát về chủ thể thẩm mỹ:
    _Nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ và “mốt”
    _Nghiên cứu mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và “mốt”
    _Nghiên cứu về trang phục và thị hiếu thẩm mỹ
    4, Phương pháp nghiên cứu:
    _ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh
    _ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp thống kê, phương pháp điều tra, phương pháp tổng kết, phương pháp quan sát
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...