Thạc Sĩ Nghiên cứu thay thế một phần nguồn Protein bột cá bằng Protein bột nhân hạt cao su trong khẩu phần ă

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2012[/B]

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I3
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    3
    1.1. Một số đặc điểm sinh học của Rô phi vằn (Oreochromis niloticus).3
    1.1.1. Phân loại3
    1.1.2. Nguồn gốc và phân bố tự nhiên của cá Rô phi vằn.3
    1.1.3. Đặc điểm hình thái4
    1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng. 5
    1.1.5. Đặc điểm sinh sản. 5
    1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng của cá Rô phi6
    1.2. Khái quát chung về cây cao su và giá trị dinh dưỡng của hạt cao su. 11
    1.2.1. Khái quát chung về cây cao su. 11
    1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của hạt cao su. 12
    1.3. Sơ lược tình hình nuôi cá Rô phi trên thế giới và trong nước. 14
    1.3.1. Tình hình nuôi cá Rô phi trên thế giới14
    1.3.2. Tình hình nuôi cá Rô phi trong nước. 17
    1.3.3. Tình hình nuôi cá Rô phi tại Nghệ An. 18
    1.4. Tình hình nghiên cứu về thức ăn thay thế bột cá. 18

    CHƯƠNG II23
    ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    23
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 23
    2.2. Vật liệu nghiên cứu. 23
    2.2.1. Nguyên liệu chế biến thức ăn thí nghiệm 23
    2.2.2. Công thức thức ăn thí nghiệm 23
    2.2.3. Dụng cụ thí nghiệm 25
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 26
    2.3.1. Sơ đồ khối nghiên cứu. 26
    2.3.2. Bố trí thí nghiệm 26
    2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu. 27
    2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu. 27
    2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 27
    2.4.1.Thời giannghiên cứu. 27
    2.4.2. Địa điểm nghiên cứu. 27

    CHƯƠNG III27
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
    . 27
    3.1. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng. 27
    3.1.1. Kết quả phân tích nguyên liệu. 27
    3.1.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 27
    3.2. Sự biến động của các yếu tố môi trường thí nghiệm 27
    3.3. Ảnh hưởng của các mức thay thế protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su tới sự sinh trưởng của cá Rô phi27
    3.3.1. Ảnh hưởng của các mức thay thế thức ăn đến sự tăng trưởng về khối lượng của cá Rô phi thí nghiệm 27
    3.3.2. Ảnh hưởng của sự thay thế protein đến tăng trưởng về chiều dài toàn thân của cá Rô phi ở 4 công thức thí nghiệm.27
    3.3.3. Ảnh hưởng của các mức thay thế protein bột nhân hạt cao su cho bột cá trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ sống của cá Rô phi27
    3.3.4. Ảnh hưởng của các mức thay thế protein bột nhân hạt cao su cho bột cá trong khẩu phần ăn đến hệ số chuyển đổi (FCR) thức ăn của cá Rô phi27
    3.4. Hạch toán giá thành thức ăn thí nghiệm 48
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 49
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 51


    MỞ ĐẦU
    Cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) là đối tượng nuôi có nhiều đặc tính ưu việt như: Tốc độ tăng trưởng nhanh, ít dịch bệnh, có phổ thức ăn rộng nên trong những năm gần đây đã nhanh chóng trở thành một đối tượng nuôi rất phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam Cá Rô phi đã trở thành đối tượng nuôi chủ lực, một số nơi đã nuôi cá Rô Phi bằng hình thức thâm canh. Thức ăn là vấn đề được được đặt ra hàng đầu trong ngành NTTS nói chung và nuôi cá Rô phi nói riêng vì thức ăn nuôi cá Rô phi chiếm tới 70% tổng chi phí nuôi.
    Với những đặc tính dinh dưỡng ưu việt, bột cá luôn là nguyên liệu đặc biệt quan trong cho ngành sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và NTTS. Bột cá không chỉ là thức ăn cho các loài cá ăn động vật mà còn cho cả các loài cá ăn thực vật trong thời kỳ ương giống. Theo thời gian, NTTS ngày càng tiêu thụ nhiều bột cá và dầu cá, hiện nay chiếm khoảng 60% tổng mức tiêu thụ bột cá và 80% tổng mức tiêu thụ dầu cá của thế giới. Xu hướng này cộng với tình trạng tăng giá của nguyên liệu thức ăn khiến người ta nghĩ đến 2 khả năng: (1) Trong tương lai, tốc độ phát triển NTTS bị hạn chế vì thiếu bột cá (2) Nguồn lợi biển sẽ bị khai thác cạn kiệt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của NTTS. Vì vậy việc tìm và nghiên cứu các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật thay thế bột cá trong NTTS là việc cần thiết.
    Khi nghiên cứu thành phần dinh dưỡng bột nhân hạt cao su thấy chúng thường chứa một tỷ lệ dầu 15-20%, khi tồn trữ tỷ lệ dầu giảm xuống còn 10-12%. Nhân hạt cao su ngoài thành phần dầu còn chứa một tỷ lệ đáng kể protein khoảng 21-30% nên khô dầu của hạt sau khi ép đã được dùng làm thức ăn gia súc bằng cách pha trộn vào thức ăn hỗn hợp theo một tỷ lệ nhất định.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên và được sự đồng hội đồng duyệt đề cương nghiên cứu - Trường Đại học Vinh, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thay thế một phần nguồn protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá Rô phi Vằn (Oreochromis niloticus) giai đoạn nuôi thương phẩm”.

    - Mục tiêu của đề tài:
    Xác định khả năng thay thế và mức thay thế nguồn protein bột cá bằng nguồn protein bột nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá Rô phi thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu sau đây:
    1. Xác định giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu đầu vào.
    2. Thử nghiệm thay thế và đánh giá hiệu quả sử dụng bột nhân hạt cao su thay thế một phần bột cá:
    + Đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá thí nghiệm.
    + Đánh giá tỷ lệ sống của cá thí nghiệm.
    + Đánh giá hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá thí nghiệm.
    + Đánh giá giá thành thức ăn ở các công thức thí nghiệm.
     
Đang tải...