Báo Cáo Nghiên Cứu Thay Thế Chủng Nakayama Bằng Chủng Beijing-1 Trong Sản Xuất Vacxin Viêm Não Nhật Bản

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC KHCN CẤP NHÀ NƯỚC

    TỔNG QUAN
    1. Lịch sử nghiên cứu bệnh viêm não Nhật Bản
    - Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) lần đầu tiên được ghi nhận năm 1871, với các triệu
    chứng viêm não ở ngựa và ở người. Năm 1873, bệnh xuất hiện rải rác ở nhiều vùng
    tại Nhật Bản. Năm 1924, một vụ dịch lớn xảy ra tại Nhật Bản với 6000 người mắc và
    có đến 60% trong số này tử vong [62].
    - Năm 1934, Hayashi đã gây bệnh thực nghiệm trên khỉ bằng cách lấy não người tử
    vong do mắc viêm não tiêm vào não khỉ và sau thời gian ủ bệnh từ 10-14 ngày, thấy
    xuất hiện các triệu chứng viêm não [57, 115].
    - Năm 1935, lần đầu tiên phân lập được virut VNNB từ não một trẻ em bị chết do viêm
    não tại Tokyo (Nật Bản), chủng được đặt tên là Nakayama [24, 183].
    - Năm 1937, phân lập được virut gây viêm não ở ngựa, về sau virut này được xếp vào
    chủng viêm não ngựa miền Tây.
    - Năm 1938, Mitamura đã phân lập được virut VNNB từ muỗi Culex
    tritaeniorhynchus, mặc dù từ những năm 1930 người ta đã nghi ngờ sự lây truyền của
    bệnh là do muỗi truyền [183].
    - Năm 1936-1938, Mitamura và Takanouchi đã nghiên cứu sản xuất thử văcxin viêm
    não từ não chuột, dù bước đầu nhưng là rất sớm sau khi đã phân lập được virut
    VNNB [16]. Công nghệ này 40 năm sau mới được hoàn thiện. Văcxin bất hoạt tinh
    khiết, an toàn cao và hiện đang có mặt trên thị trường quốc tế, đó là văcxin của hãng
    Biken theo phương pháp hóa lý của Takaku Nhật Bản [111].
    - Năm 1959, Buecher và Scherer đã nghiên cứu về sinh thái học bệnh VNNB ở Nhật
    Bản và đã chứng minh chim và lợn là những vật chủ chính bị nhiễm virut huyết và
    nhờ có muỗi là vectơ hút máu các động vật nhiễm truyền virut sang cho người. Từ đó
    bệnh VNNB được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu [21].
     
Đang tải...