Thạc Sĩ Nghiên cứu thay đổi chức năng và hình thái tuyến giáp trước và sau điều trị Iod phóng xạ (I131) ở bệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá và phát triển của cơ thể. Các bệnh lý về tuyến giáp có thể có ở mọi lứa tuổi và xuất hiện khá phổ biến với nhiều thể bệnh khác nhau, như bướu cổ đơn thuần, viêm tuyến giáp, Basedow,
    Basedow là một trong những bệnh tăng hoạt tuyến giáp tiên phát thường gặp trên lâm sàng, chiếm tỉ lệ 60 - 90% các trường hợp nhiễm độc giáp, bệnh được Carl Von Basedow mô tả chi tiết vào năm 1840.
    Về đặc điểm dịch tể học, thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy bệnh thường gặp ở nữ (chiếm khoảng 1,9%, còn ở nam giới ít hơn, chỉ chiếm 0,16%), tỷ lệ bệnh mới mắc ở phụ nữ hằng năm từ 2 đến 3 trường hợp trên 1.000 người [30]. Tuổi phát bệnh trung bình từ 20 - 40 tuổi và có sự trùng hợp đáng kể giữa Basedow và các bệnh tự miển khác như bệnh nhược cơ nặng (3% có phối hợp với Basedow), bệnh thiếu máu huyết tán mắc phải, bệnh Lupus ban đỏ rải rác, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, [5]
    Basedow thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lan tỏa lớn, lồi mắt. Các triệu chứng của bệnh Basedow rất phong phú, chẩn đoán khó khăn.
    Chẩn đoán bệnh Basedow ngoài những biểu hiện lâm sàng đặc trưng, người ta còn dựa vào các xét nghiệm có sử dụng chất đồng vị phóng xạ (ĐVPX) để thăm dò chức năng, hình thể, xác định vị trí của tuyến giáp. Các xét nghiệm rất có giá trị đối với các thể lâm sàng không điển hình hoặc trong giai đoạn sớm của bệnh, quyết định biện pháp điều trị thích hợp và đánh giá kết quả của các liệu pháp điều trị. Khi được chẩn đoán sớm, điều trị đúng cách thì tiên lượng bệnh thường rất khả quan. Ngược lại, bệnh có thể diển tiến xấu với nhiều biến chứng xảy ra khi chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn [15].

    Việc điều trị Basedow cũng rất phức tạp và có khả năng đưa đến các biến chứng cấp (cơn bão giáp) hoặc các biến chứng tim mạch gây tử vong. Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh Basedow như điều trị nội khoa với thuốc kháng giáp tổng hợp, phẩu thuật cắt giảm tuyến giáp, điều trị bằng Iod phóng xạ.
    Phương pháp điều trị bằng Iod phóng xạ hiện nay là phương pháp được chọn lựa với người dưới 35 tuổi, trong phần lớn các trường hợp Basedow tại Mỹ do hiệu quả cao (90%), kinh tế và không có phản ứng phụ nghiêm trọng. Cho đến nay chưa có bằng chứng cho rằng điều trị Iod phóng xạ ảnh hưởng trên bệnh lý mắt trong Basedow hoặc gia tăng ác tính [14].
    Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh Basedow và ở Huế cũng có các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Thuỷ, Trần Hữu Dàng, tuy nhiên chưa đề cập đến vấn đề thay đổi chức năng và hình thái tuyến giáp truớc và sau điều trị Iod phóng xạ ở bệnh nhân Basedow.
    Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thay đổi chức năng và hình thái tuyến giáp trước và sau điều trị Iod phóng xạ (I131) ở bệnh nhân Basedow” nhằm các mục tiêu sau:
    1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân Basedow có chỉ định điều trị bằng I131 tại khoa YHHN Bệnh viện TƯ Huế.
    2. Đánh giá thay đổi chức năng và hình thái tuyến giáp trước và sau điều trị I131 3; 6; 9 tháng ở bệnh nhân Basedow.
    3. Tìm hiểu mối tương quan giữa TRAb với mức độ cường giáp.
     
Đang tải...