Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ rầy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng v
    Danh mục hình vii
    1. Mở đầu 1
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
    2. Tổng quan tài liệu 4
    2.1 Những nghiên cứu ngoài nước 4
    2 2 Những nghiên cứu trong nước 14
    3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 24
    3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
    3.2 Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 24
    3.3 Nội dung nghiên cứu 25
    3.4 Phương pháp nghiên cứu 26
    4. Kết quả và thảo luận 33
    4.1 Thành phần sâu, nhện hại chè và thiên địch của chúng vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long – Hải Hà - Quảng Ninh 33
    4.1.1 Thành phần sâu, nhện hại chè vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long – Hải Hà - Quảng Ninh 33
    4.1.2 Kết quả nghiên cứu thành phần thiên địch của sâu hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 36
    4.2 Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học của rầy xanh (E. flavescens) 40
    4.2.1 Đặc điểm hình thái và kích thước các pha phát dục của rầy xanh (E. flavescens) 40
    4.2.2 Đặc tính sinh vật học của rầy xanh (E. flavescens) 41
    4.2.3 Sức đẻ trứng của rầy xanh (E. flavescens) 43
    4 2.4 Tỷ lệ nở của rầy xanh (E. flavescens) 43
    4.3 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến số lượng của các loài sâu, nhện hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 45
    4.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ rầy xanh
    (E. flavescens) 45
    4.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ nhện đỏ
    (O. coffeae) 55
    4.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) 63
    4.4 Xác định hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ rầy xanh
    (E. flavescens) , nhện đỏ (O. coffeae) và bọ trĩ (P. setiventris) 72
    4.4.1 Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc BVTV trừ rầy xanh (E. flavescens) 73
    4.4.2 Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc BVTV trừ nhện đỏ (O. coffeae) 74
    4.4.3 Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc BVTV trừ bọ trĩ (P. setiventris) 76
    5. Kết luận và đề nghị 79
    5.1 Kết luận 79
    5.2 Đề nghị 80
    Tài liệu tham khảo 81
    Phụ lục 87

    1. MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề

    Cây chè (Thea sinensis L.) có nguồn gốc ở khu vực gió mùa Đông Nam Á và có lịch sử phát triển cách đây gần 5000 năm. Chè là cây dễ sống nên được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Srilanka, Nhật Bản .Với điều kiện khí hậu địa lý, đất đai của Việt Nam phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè nên cây chè được trồng nhiều ở đây đặc biệt là các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc [2].
    Chè là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị tiềm năng kinh tế rất lớn nó góp phần không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo đối với một số vùng miền núi, ngoài ra cây chè có vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa lớn trong xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây sản lượng và giá trị cây chè không ngừng tăng lên. Tính đến 6 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước đạt 130 triệu USD, tăng 18,43% so với cùng kỳ năm 2007. Với chủ trương phát triển kinh tế toàn diện, ngày 10/3/1999 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển diện tích chè đến năm 2000 là 100.000 ha và năm 2010 là 104.000 ha nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu nên 200 triệu USD/ năm. [19]
    Quảng Ninh là một tỉnh miền núi có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển cây chè, 12/2003 UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt dự án phát triển cây chè gai đoạn 2004-2010 ở hai huyện Hải Hà và Đầm Hà. Hải Hà là nơi có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, ban ngày có gió Nam từ biển thổi vào, ban đêm dãy núi Quảng Nam Châu thổi ngược ra biển chính vì vậy mà có sự chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm lớn khoảng 100C, lượng mưa trung bình năm trên 2000mm và chủ yếu tập trung vào tháng 5, 6, nhiệt độ trung bình năm 220C, cao nhất vào tháng 7,8 và thấp nhất vào tháng 12. Chè ở đây được trồng trên những quả đồi bát úp có độ cao khoảng 50-60m so với mực nước biển. Đất ở đây chủ yếu là đất Feralits vàng xám và vàng đỏ với độ sâu 0,6-0,8m rất thuận lợi cho cây chè phát triển. Cho đến nay diện tích chè của tỉnh đã trồng được là 1475ha, giống chè được trồng chủ yếu ở đây là các giống chè lai và nhập nội như LDP1, LDP2, Thuý Ngọc, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên ., những giống này đều cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn hẳn so với một số giống chè của địa phương như. Trung Du .[29]
    Việc đưa cây chè về trồng ở một số huyện miền núi giáp biên của tỉnh là việc làm thiết thực nó đã tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho các đồng bào dân tộc và các hộ gia đình nông thôn nơi đây.
    Bên cạnh những thuận lợi đó thì Quảng Long - Hải Hà còn có những khó khăn riêng như là vùng trồng chè mới, chưa có kinh nghiệm nhiều trong sản xuất cũng như trong phòng trừ sâu bệnh hại vì vậy năng suất cũng như chất lượng chè ở đây chưa cao so với các vùng trồng chè khác trong cả nước.
    Để khắc phục những khó khăn trên của vùng trong thời gian tới chúng ta phải đánh giá được tình hình phát sinh phát triển của sâu, nhện hại chính và các yếu tố liên quan từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè (Empoasca flavescens Fabr.) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh".
    1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
    1.2.1 Mục đích
    Trên cơ sở xác định được thành phần sâu, nhện hại, mối quan hệ giữa chúng với cây chè và một số yếu tố sinh thái góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ sâu, nhện hại thích hợp, có hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng và môi trường đối với vùng chè Quảng Ninh.
    1.2.2 Yêu cầu
    - Điều tra xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại chè và thiên địch của chúng vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh.
    - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.) hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh.
    - Xác định sự ảnh hưởng của một số yếu tố (giống, kỹ thuật hái, trồng cây che bóng) đến sự diễn biến mật độ của rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) và bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh.
    - Xác định hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) và bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) hại chè.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...