Luận Văn Nghiên cứu thành phần nhện hại, biện pháp phòng trừ loài nhện hại chủ yếu hoa hồng vụ Xuân hè 2006 t

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    1. Mở đầu
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
    2. Tổng quan tài liệu
    2.1. Thành phần nhện hại cây trồng nói chung và hoa hồng nói riêng 4
    2.2. Hình thái học và triệu chứng gây hại của một số loài nhện hại
    chủ yếu trên hoa hồng
    6
    2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số loài nhện hại
    chủ yếu trên hoa hồng
    9
    2.4. Các biện pháp phòng chống nhện hại hoa hồng 11
    3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu
    3.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 15
    3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 15
    3.3. Xử lý số liệu 23
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    4.1. Tình hình trồng và chăm sóc hoa hồng tại địa bàn nghiên cứu 24
    4.2. Thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng vụ Xuân hè
    2006 (tháng 2/2003 – tháng 5/2006)
    26
    4.3. Biến động mật độ của Tetranychus urticae trên hoa hồng tại Mê
    Linh (Vĩnh Phúc)
    33
    4.4. Đặc điểm sinh học của Tetranychus urticae 35
    4.5. Sức tăng quần thể thực tế của Tetranychus urticae 43
    4.6. Thử nghiệm các biện pháp phòng chống nhện hai chấm hại hoa
    hồng T. urticae
    45
    4.7. Khả năng phòng chống T. urticae của một số loại thuốc BVTV 49
    5. Kết luận và đề xuất
    5.1. Kết luận 52
    5.2. Đề xuất 53
    6. Tài liệu tham khảo 54
    Phụ lục 60
    1. Mở đầu
    1.1. Đặt vấn đề
    Trong khoảng 10 năm trở lại đây ở Việt Nam, nghề trồng hoa đang
    ngày càng được chú trọng phát triển. Diện tích trồng hoa không chỉ tập
    trung ở các vùng trồng hoa truyền thống (như làng hoa Ngọc Hà - Hà
    Nội, Đà Lạt .) mà đã mở rộng phát triển ở nhiều địa phương khác. Miền
    Bắc hiện nay có hai vùng trồng hoa lớn là Tây Tựu (Từ Liêm - Hà Nội)
    và Mê Linh (Vĩnh Phúc). Tây Tựu đã phát triển nghề trồng hoa từ năm
    1995, với trên 300 ha đất canh tác của toàn xã đã chuyển đổi hoàn toàn
    thành vùng chuyên canh hoa. Mê Linh cũng có tới 270 ha trong tổng số
    400 ha đất nông nghiệp chuyên canh hoa.
    Có thể nói, ở Việt Nam, loài hoa được trồng nhiều nhất và cho hiệu
    quả kinh tế cao chính là hoa hồng. Ngoài giá trị làm đẹp, hoa hồng còn là
    một trong những nguồn dược liệu quý được đông y sử dụng làm thuốc
    chữa trị mụn nhọt, các bệnh về đường ruột, hô hấp. Đây cũng là loài hoa
    có hương thơm dịu dàng, quý phái và được rất nhiều người ưu thích, vì
    vậy, người ta còn sử dụng hoa hồng để chưng cất tinh dầu thơm. Quan
    trọng hơn nữa là hoa hồng có giá trị xuất khẩu cao, nên trồng hoa hồng
    không chỉ phục vụ cho tiêu dùng nội địa mà còn để xuất khẩu.
    Tuy nhiên muốn xuất khẩu hoa hồng có lợi nhuận cao và mang tính
    bền vững, đòi hỏi phải có một quy trình trồng và chăm sóc cây hoa hồng
    rất chặt chẽ sao cho những bông hồng xuất khẩu phải to và đẹp, cành hoa
    phải chắc khoẻ và lá phải xanh bóng. Hoa hồng là cây không mẫn cảm
    với chu kỳ ánh sáng nên có thể sản xuất quanh năm, còn nếu nhiệt độ
    quá thấp (<80
    C) hoặc quá cao (>320
    C kéo dài liên tục), hoa hồng thường
    rơi vào trạng thái ngủ nghỉ và bán ngủ nghỉ. Với khí hậu có 4 mùa rõ rệt
    như ở Việt Nam, thực sự là yếu tố thuận lợi giúp cho người trồng hoa có
    sự lựa chọn thích hợp thời vụ trồng hoa hồng theo từng điều kiện của địa
    phương. Tuy nhiên vấn đề khó khăn là, những thời vụ thích hợp để trồng
    hoa hồng mang lại hiệu quả kinh tế cao (hoa hồng ưa nhiệt độ ban ngày
    là 23-280
    C, ban đêm là 14-180
    C) lại có điều kiện sinh thái thích hợp cho
    nhiều loài nhện nhỏ hại hoa hồng phát sinh gây hại. Chúng chích hút
    nhựa cây hoa hồng qua việc chích hút biểu bì lá làm cho lá mất đi màu
    xanh bóng, kéo theo hoa phát triển còi cọc, thậm chí không ra hoa nếu
    như nhện hại quá nặng làm rụng hết lá.
    Việc phòng chống dịch hại, đặc biệt là nhện hại nhằm đảm bảo cho
    hoa hồng sinh trưởng, phát triển với năng suất và phẩm chất cao là vô
    cùng quan trọng. Điều đáng nói ở đây là, những nghiên cứu về nhện hại
    trên cây trồng nói chung và trên hoa hồng nói riêng không có nhiều
    khiến cho những người trồng hoa, nhất là ở những địa phương mới
    chuyển đổi sang trồng hoa, gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các
    biện pháp phòng trừ. Thường thì họ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hóa
    học để đối phó với nhện hại và sử dụng với tần suất cao, khiến cho chi
    phí bảo vệ thực vật tăng lên mà hiệu quả phòng trừ vẫn không cao do cơ
    chế chống thuốc của dịch hại cùng với những tác động xấu của thuốc tới
    các loài thiên địch, Hoa hồng cũng không vì thế mà đẹp hơn bởi tác động
    của hóa chất có thể gây cháy lá hoặc thui chột mầm hoa.
    Từ những vấn đề đặt ra trên đây, cộng với mong muốn được góp
    phần làm cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu về nhện hại hoa hồng,
    chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu thành phần nhện hại, biện pháp phòng trừ
    loài nhện hại chủ yếu hoa hồng vụ Xuân hè 2006 tại Hà Nội và vùng phụ cận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...