Luận Văn Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thực vật Hạt trần tại khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Các loài cây Hạt trần là tài nguyên không thể thiếu của thế giới thực vật, một trong hai ngành Hạt trần (gymnospermae) còn ngành kia là Hạt kín (angiospermea). Số lượng 500 – 600 loài với 250000 loài Hạt kín rõ ràng là không phải là lớn song cây lá kim đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Cảnh quan và kinh tế nước nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á cũng như ôxtrâylia và newziland không thể không có đóng góp của các loài Hạt trần tự nhiên và gây trồng.
    Tại Việt Nam, với tổng số loài khoảng 50 loài cây lá kim trong đó có khoảng 33 loài bản địa. Chúng thường phân bố trên các độ cao lớn như Thông ba lá, Hồng tùng, Bách xanh, Pơ mu ở Đà Lạt (độ cao 1500m so với mực nước biển ); Hồng tùng, Bạch tùng, Thông tre ở núi Chúa (Khánh Hoà), Bà Nà (Đà Nẵng), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và một số các loài lá kim khác ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Sơn La, Hoà Bình, Số ít loài khác được trồng tại các đai thấp hơn như Thông đuôi ngựa, Thông nhựa. Với số lượng loài không nhiều lại chỉ phân bố tại các khu vực nhất định. Tuy nhiên các loài cây Hạt trần lại có rất nhiều các giá trị khác nhau phục vụ cho cuộc sống con người như: các giá trị về sinh thái, kinh tế, thương mại, bảo tồn cũng như văn hoá xã hội sâu sắc. Chúng là một nguồn cung cấp một lượng lớn gỗ, củi phục vụ cho nhu cầu của con người. Một số loài có giá trị sử dụng rất cao trong xây dựng, xuất nhập khẩu như Pơ mu, Hoàng đàn Ngoài ra một số loài trong ngành Hạt trần được coi là các hoá thạch sống của các loài thực vật cổ trên trái đất (Thuỷ tùng, Thông nước ), là các loài đặc hữu của Việt Nam (Thông đà lạt, Vân Sam phan si pan ). Mặt khác các loài Hạt trần còn là biểu tượng của tín ngưỡng văn hoá, xã hội của con người. Các loài tùng, bách được trồng trong các đền chùa biểu tượng cho sự trường tồn và thần diệu phản ánh sự thiêng liêng cao quý trong các nền văn hoá.
    Dãy Hoàng Liên Sơn là một trong 4 vùng trên lãnh thổ Việt Nam nơi phân bố chính của một số loài Hạt trần. Tại đây với sự có mặt của các loài Hạt trần là tương đối nhiều như Pơ mu, Thiết sam, Vân sam, Thông tre, Thông đỏ Trong đó Vân Sam phan si pan là loài đặc hữu của đỉnh Phan Si Pan, Thiết sam núi đất loài của dãy himmalaya mọc thành quần thể nhỏ ở độ cao > 2400m và một quần thể duy nhất của loài Bách đài loan đã được tìm thấy tại đây. Như vậy với sự đa dạng của các loài thực vật Hạt trần, là nơi còn sót lại của một số loài đặc hữu quí hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam cũng như Sách Đỏ thế giới. Trong thời gian gần đây với nhiều các nguyên nhân khác nhau mà các nguồn tài nguyên thực vật tại đây bị khai thác rất mạnh trong đó có thực vật Hạt trần, điều này đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng, cũng như nơi sống của các loài. Vì vậy vấn đề nghiên cứu bảo tồn thực vật Hạt trần ở đây là rất cần thiết và mang ý nghĩa khoa học sâu sắc cũng như ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu là: "Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của thực vật Hạt trần tại khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai"
    Chúng tôi hi vọng với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ của mình để làm giàu thêm tư liệu nghiên cứu, cùng một số đề xuất để giúp cho việc nắm rõ tình hình phân bố các loài để có biện pháp quản lý, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thực vật Hạt trần tại VQG (Vườn Quốc gia) Hoàng Liên.
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2: LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    2.1. Nghiên cứu về thực vật Hạt trần tại Việt Nam 3
    2.2. Nghiên cứu về thực vật Hạt trần tại Hoàng Liên . 3
    PHẦN 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5
    3.1. Điều kiện tự nhiên Vườn Quốc gia Hoàng Liên . 5
    3.1.1. Ranh giới hành chính . 5
    3.1.2. Địa hình . 5
    3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng 6
    3.1.4. Khí hậu 7
    3.1.5. Thuỷ văn . 8
    3.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng . 9
    3.2. Điều kiện Kinh tế Xã hội khu vực nghiên cứu . 9
    3.2.1. Dân số . 9
    3.2.2. Lao động và tập quán 10
    3.2.3. Văn hoá xã hội 11
    3.2.4. Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng . 12
    2.2.5. Các đặc điểm về lịch sử văn hoá 12
    PHẦN 4: ĐỐI TƯỢNG - MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    4.1. Đối tượng nghiên cứu 13
    4.2. Mục đích nghiên cứu . 13
    4.3. Nội dung nghiên cứu . 13
    4.4. Phương pháp nghiên cứu 13
    4.4.1. Phương pháp chung . 13
    4.4.2. Phương pháp cụ thể . 13
    4.4.2.1. Điều tra sơ thám . 13
    4.4.2.2. Điều tra tỉ mỉ 14
    4.5. Phương pháp nội nghiệp . 17
    4.5.1. Xác định tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh 17
    4.5.2.Phân bố của các loài Hạt trần tại khu vực 18
    PHẦN 5: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ . 19
    5.1. Thành phần loài cây Hạt trần tại khu vực . 19
    5.2. Cấu trúc rừng tại nơi có cây Hạt trần phân bố . 19
    5.2.1. Cấu trúc rừng tại khu vực có Pơ mu phân bố 19
    5.2.1.1. CÊu tróc tæ thµnh . 19
    5.2.1.2. Cấu trúc tầng thứ 21
    5.2.1.3. Phân bố N/D của Pơ mu toàn khu vực 22
    5.2.1.4. Quan hệ của Pơ mu với các loài khác . 22
    5.2.2. Cấu trúc rừng tại khu vực có Vân sam phân bố 25
    5.2.2.1. Cấu trúc tổ thành 25
    5.2.2.2. Cấu trúc tầng thứ 27
    5.2.2.3. Quan hệ của Vân sam với các loài cây gỗ khác 28
    5.2.2.4. Phân bố của Vân sam theo cấp kính trong toàn khu vực 29
    5.2.3. Cấu trúc rừng tại khu vực có Thiết sam phân bố . 29
    5.2.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ . 29
    5.2.3.2. Cấu trúc tầng thứ 32
    5.2.3.3. Quan hệ của Thiết sam với các loài cây gỗ khác . 32
    5.2.3.4 Phân bố của Thiết sam theo cấp đường kính trong toàn khu vực 33
    5.2.4. Cấu trúc rừng tại khu vực có Thông tre phân bố . 34
    5.2.4.1. Cấu trúc tổ thành 34
    5.2.4.2. Cấu trúc tầng thứ 36
    5.2.4.3. Quan hệ của Thông tre với các loài cây gỗ khác . 37
    5.2.4.4. Phân bố của Thông tre theo cấp kính trong toàn khu vực 38
    5.2.5. Cấu trúc rừng tại khu vực có Thông nàng phân bố 38
    5.2.5.1. Cấu trúc tổ thành 38
    5.2.5.2. Cấu trúc tầng thứ 41
    5.2.5.3. Quan hệ của Thông nàng với các loài cây gỗ khác 41
    5.2.5.4. Phân bố của Thông nàng theo cấp kính trong toàn khu vực . 43
    5.2.6. Cấu rúc rừng tại khu vực có Thông đỏ phân bố 43
    5.2.7. Cấu trúc rừng tại khu vực có Kim giao phân bố 45
    5.2.8. Cấu trúc rừng tại khu vực có Dây gắm phân bố 46
    5.2.9. Cấu trúc rừng tại khu vực có Dẻ tùng phân bố 46
    5.3. Phân bố của các loài Hạt trần tại khu vực 47
    5.3.1. Phân bố của Vân Sam . 47
    5.3.2. Phân bố của Thiết Sam 48
    5.3.3. Phân bố của Thông tre . 48
    5.3.4. Phân bố của Thông nàng . 49
    5.3.5. Phân bố của Pơ mu 49
    5.3.6. Phân bố của Dẻ tùng vân nam . 59
    5.3.7. Phân bố của Dây gắm 50
    5.3.8. Phân bố của Thông đỏ . 50
    5.3.9. Phân bố của Kim giao 51
    5.4. Các tác động bất lợi đến bảo tồn các loài Hạt trần tại khu vực . 51
    5.4.1. Lấn chiếm đất mở rộng diện tích đất canh tác nương rẫy . 51
    5.4.2. Phá rừng trồng Thảo quả . 52
    5.4.3. Khai thác gỗ và lâm sản trái phép . 53
    5.4.4. Lửa rừng 53
    5.4.5. Chăn thả rông gia súc 54
    5.4.6. Du lịch . 54
    5.4.7. Các nguyên nhân gián tiếp khác 54
    5.5. Đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài Hạt trần tại khu vực 55
    PHẦN 6: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 57
    6.1. Kết luận 57
    6.1.1. Thành phần các loài cây Hạt trần tại khu vực . 57
    6.1.2. Cấu trúc rừng tại khu vực có Hạt trần phân bố . 57
    6.1.2. Quan hệ của các loài Hạt trần với các loài khác . 57
    6.1.3. Phân bố của các loài Hạt trần trong khu vực . 57
    6.1.4. Các tác động bất lợi đến nguồn tài nguyên Hạt trần trong khu vực 58
    6.2. Tồn tại 58
    6.3. Khuyến nghị . 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...