Tiến Sĩ Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
    NĂM 2011

    Mục lục

    Trang
    Mở đầu 1

    Chương 1: Tổng quan tài liệu 4
    1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu nấm lớn trên thế giới 4
    1.2. Những kết quả nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế 8

    Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế 18
    2.1. Vị trí địa lý 18
    2.2. Khí hậu 18
    2.3. Địa hình, đất đai, thảm thực vật 21
    Chương 3: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28
    3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 28

    Chương 4: Kết quả nghiên cứu 34
    4.1. Một số đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi của nấm lớn 34
    4.1.1. Các đặc điểm hình thái 34
    4.1.2. Các cấu trúc hiển vi. 43
    4.2. Danh lục nấm lớn ở Thừa Thiên Huế 53
    4.3. Đánh giá tính đa dạng sinh học của nấm lớn ở Thừa Thiên Huế 73
    4.3.1. Sự đa dạng về phân loại nấm lớn ở Thừa Thiên Huế. 73
    4.3.2. Sự phân bố của nấm trong các sinh cảnh chính và phương thức sống của nấm. 88
    4.3.3. Giá trị tài nguyên của nấm lớn ở Thừa Thiên Huế 107
    4.3.4. Các loài quý hiếm, loài nguy cấp và loài có tiềm năng lớn trong công nghệ
    sinh học và kinh tế quốc dân 118
    Kết luận và kiến nghị 121
    Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 124
    Tài liệu tham khảo 128
    Phụ lục



    MỞ ĐẦU

    Nấm lớn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lượng trong thiên nhiên. Nhiều loài được dùng làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (Termitomyces albuminosus, Macrocybe gigantea) chứa nhiều protein, acid amine, các chất khoáng và vitamine: A, B, C, D, E . [115,145,158]. Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như: Laricifomes officinalis là nguyên liệu để chiết agaricin dùng chữa bệnh lao [124, 138] hoặc dùng làm thuốc nhuận tràng và làm chất thay thế cho quinine [138]. Các chế phẩm từ nấm Linh Chi (Ganoderma) được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: bệnh gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS [78, 84,90, 134, 136]. Trong quả thể của Ganoderma lucidum có một số các hoạt chất như: methanol, hexane, ethyl acetate và những chất cơ bản khác có hoạt tính kháng virus. Do đó, chúng có tác dụng kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển của virus HIV [134]. Các hoạt chất từ Ganoderma applanatum có hiệu lực chống khối u cao [161]; vì vậy chúng được sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư: ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày (Chen K. et al, 1993) [trích từ 84]. Các dẫn xuất adenosine có trong Ganoderma capense và G. amboinense có tác dụng giảm đau, thư giản cơ, ức chế kết dính tiểu cầu (Shimizu A., Kasahara Y.& Hikino H., 1987) [trích từ 88].Các chế phẩm từ Linh chi còn có khả năng bảo vệ phóng xạ, hạn chế và loại trừ những tổn thương phóng xạ ở mô và tế bào, do Linh chi có khả năng đào thải phóng xạ [78, 81].
    Các nấm cộng sinh hình thành rễ nấm (mycorrhiza) cộng sinh với thực vật có thể ứng dụng trong lâm nghiệp, đặc biệt trong việc trồng rừng, như Pisolithus tinctorius hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng(ectomycorrhiza) cộng sinh với cây thông nhựa (Pinus) [138] hoặc cây bạch đàn (Eucalyptus) [171], giúp gia tăng tỷ lệ sinh trưởng của cây [160]. P.tinctorius hình thành thành rễ nấm cộng sinh chặt chẽ với rễ cây thông [148], giúp cây tăng cường sự hấp thụ vận chuyển các yếu tố dinh dưỡng như: N, P, K, Ca .[53, 140], nên nó được ứng dụng trong các dự án tái sinh hoặc trồng mới các rừng thông nhựa, bạch đàn ở các vùng đất nghèo dinh dưỡng hay đất cát.
    Ngoài giá trị tài nguyên về thực phẩm, dược phẩm của nấm lớn, các loài nấm hoại sinh có vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong thiên nhiên. Nấm hoại sinh sử dụng hệ men của chúng để phân giải các chất hữu cơ, các cành lá khô của thực vật thành chất mùn, chất khoáng. “Nấm có thể phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, có thể đồng hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Do đó, nó là yếu tố quan trọng làm tăng độ phì nhiêu của đất” [33,75].
    Ngoài lợi ích của nấm, một số loài nấm độc có thể gây ngộ độc, đôi khi gây chết người như: Amanita muscaria, A. phalloides hình thành các chất độc amanitin, phalloidin rất độc [148], nếu ăn khoảng vài miligam (0,003 - 0,005g) có thể làm chết một người [73, 75, 158, 160]. Một số nấm ký sinh gây bệnh ở thực vật, đặc biệt ở một số cây trồng, cây rừng làm thay đổi tính chất lý hoá và cơ học của cây, làm cho cây chết hoặc bị yếu và gãy đỗ, tác hại đến các ngành nông - lâm nghiệp [124]. Nấm ký sinh gây bệnh mục lõi (heart rot pathogens) như: Phellinus conchatus, P.punctatus [196], Laricifomes officinalis [124]; nấm ký sinh gây bệnh mục rễ (root rot pathogens) như Phaeolus schweinitzii gây bệnh mục rễ ở rễ cây thông. (Pinus merkusii, P.khasya) [125]. Các nấm hoại sinh trên gỗ gây mục trắng (white rot), mục nâu (brown rot) phá huỷ gỗ rừng, gỗ xây dựng ở các công trình kiến trúc gây thiệt hại nghiêm trọng. Nấm hoại sinh hình thành các men cellulase, lignase, hemicellulase phân huỷ cellulose, lignin, hemicellulose và polysaccharide từ gỗ làm cho gỗ bị mục nát. Do đó, độ bền của gỗ giảm, trở nên mềm, xốp và cấu trúc của gỗ bị nứt [124]. Ví dụ: Gloeophyllum trabeum là loài quan trọng nhất phá huỷ gỗ ở nhà cửa, đặc biệt phổ biến ở mái nhà.[124].
    Hiện nay khu hệ nấm lớn Việt Nam nói chung, miền Trung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc "Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế" là một yêu cầu bức thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm xác định thành phần loài, bổ sung cho danh lục khu hệ nấm lớn Việt Nam, đánh giá tính đa dạng sinh học, đa dạng về sinh thái và giá trị tài nguyên của nấm lớn ở Thừa Thiên Huế, xác định các loài quý hiếm, loài nguy cấp và loài có tiềm năng lớn trong công nghệ sinh học và kinh tế quốc dân để ứng dụng những loài có ích và hạn chế những tác hại do nấm gây ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...