Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa sinh sữa của bò lai F2 ( ♀ lai F1 x ♂ Holstein Friesian) nuôi tại Đồng Hỷ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài.

    Hiện nay, chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã và đang phát triển mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh các giống bò sữa cao sản nhập nội như Holstein Friesian (HF), Jersey, các con lai theo hướng chuyên sữa được nuôi với số lượng lớn, chiếm khoảng 90% tổng đàn bò sữa cả nước. Bò lai hướng sữa có khả năng thích nghi tốt với khí hậu của Việt Nam, có khả năng chống chịu bệnh tật, năng suất sữa khá cao và ổn định.
    Sữa là sản phẩm chính trong chăn nuôi bò sữa, là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khoẻ con người nhất là người già, phụ nữ, trẻ em, người lao động nặng nhọc. Sữa được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như sữa tươi, sữa chua và sữa chế biến. Sữa chua có thể gọi là thức ăn kiêng, vì nó lành, ăn không những bổ mà còn trị được một số bệnh, là thực phẩm để giải độc.
    Công ty thương nghiệp hàng hoá Thái Việt được hình thành 6/2003 và đến năm 2004 bắt đầu tiến hành nuôi bò sữa. Đây là địa điểm nuôi bò sữa với số lượng lớn của tỉnh Thái Nguyên. Đàn bò sữa của công ty có 100 con và đa số là bò lai F2 (♀ F1 x ♂ HF). Cũng như một số trang trại khác trên địa bàn Thái Nguyên, do mới thành lập nên việc đánh giá chất lượng sữa chưa thể tiến hành được, do đó trong chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
    Đánh giá năng suất và chất lượng sữa của đàn bò là rất cần thiết, qua đó có thể thấy được giá trị dinh dưỡng của sữa, có vai trò to lớn trong công tác tuyển chọn giống, trong việc điều chỉnh mức độ chăm sóc, vệ sinh và nuôi dưỡng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

    Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa sinh sữa của bò lai F2 ( ♀ lai F1 x ♂ Holstein Friesian) nuôi tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên” để làm đề tài cho luận văn.

    2. Mục tiêu của đề tài.

    Đánh giá chất lượng sữa tươi và sữa chua của đàn bò lai F2 nuôi trang

    trại tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

    + Xác định hàm lượng vật chất khô trong sữa tươi và sữa chua.

    + Định lượng một số thành phần trong sữa tươi và sữa chua:

    - Định lượng protein tan

    - Định lượng lipid

    - Định lượng đường khử

    - Định lượng vitamin C

    - Định lượng khoáng tổng số



    Mở đầu 1

    1. Lý do chọn đề tài. 1

    2. Mục tiêu của đề tài. 2

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 2

    Chương 1: Tổng quan tài liệu 3

    1.1. Sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa. 3

    1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò và sản xuất sữa trên thế giới. 3

    1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa ở Việt Nam. 5

    1.2. Tình hình nghiên cứu thành phần hoá sinh sữa bò. 7

    1.3. Bò lai F2 (Lai F1 x Holstein Friesian). 8

    1.4. Đặc tính và thành phần hoá học của sữa. 9

    1.4.1. Sữa và các đặc tính của sữa. 9

    1.4.2. Thành phần hoá học của sữa. 10

    1.5. Quá trình tạo sữa. 15

    1.6. Nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất sữa. 17

    1.7. Giá trị dinh dưỡng của sữa. 17

    1.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sữa bò. 18

    1.8.1. Giống. 18

    1.8.2. Thức ăn. 19

    1.8.3. Các chế phẩm sinh học. 20

    1.8.4. Chu kỳ vắt sữa. 21

    1.8.5. Tình trạng sức khoẻ. 22

    1.8.6. Tuổi bò. 22

    1.8.7. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. 22

    1.9. Bảo quản và chế biến sữa. 23

    1.9.1. Bảo quản sữa. 23

    1.9.2. Chế biến sữa. 25

    1.10. Sữa chua và giá trị dinh dưỡng của sữa chua. 26

    Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28

    2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu. 28

    2.2. Nội dung nghiên cứu. 28

    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 29

    2.3.1. Xác định hàm lượng vật chất khô. 29

    2.3.2. Phương pháp lên men sữa tạo sữa chua. 29

    2.3.3. Định lượng protein tan theo phương pháp Lowry. 30

    2.3.4. Định lượng lipid theo phương pháp tách chiết bằng 32
    Ethepetrolium.

    2.3.5. Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand. 33

    2.3.6. Xác định vitamin C bằng phương pháp cực phổ xung vi phân. 36

    2.3.7. Định lượng khoáng tổng số. 36

    2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. 37

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 39

    3.1. Thời tiết khí hậu của huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên. 39

    3.2. Thành phần hoá học của sữa tươi. 40

    3.2.1. Vật chất khô. 41

    3.2.2. Đường khử. 41

    3.2.3. Lipid. 42

    3.2.4. Protein. 43

    3.2.5. Khoáng tổng số. 44

    3.2.6. Vitamin C. 45

    3.3. Thành phần hoá học của sữa chua. 46

    Kết luận và đề nghị 48

    1. Kết luận. 48

    2. Đề nghị. 49

    Danh mục các công trình của tác giả 50

    Tài liệu tham khảo 51

    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...