Tiến Sĩ Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây Ô đầu (Aconitum carmichaeli Debx.)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có nguồn thực vật rất phong phú
    và đa dạng. Trong đó, nhiều cây được dùng làm thuốc và cũng có những cây có độc
    tính như cà độc dược, mã tiền, ô đầu . khi dùng, phải sử dụng đúng liều lượng, nếu
    không dùng đúng, chúng có thể gây ngộ độc cho người bệnh [2], [3], [6], [9], [11],
    [27].
    Phụ tử, Ô đầu chứa những thành phần có độc tính cao nhưng vẫn được cho là
    những vị thuốc quý, đã được dùng khá phổ biến trong Y Dược học cổ truyền phương
    Đông nhất là ở Trung Quốc. Vị thuốc Ô đầu là củ mẹ và Phụ tử là củ con của một số
    loài thuộc chi Aconitum [2], [6], [11], [29]. Hiện nay trên thế giới, đang có những
    nghiên cứu về chi Aconitum nhằm phát triển các sản phẩm theo hướng hiện đại, nâng
    cao hiệu quả sử dụng các loài thuộc chi này trong phòng và điều trị bệnh.
    Ở Việt Nam, cây Ô đầu đã được đưa vào trồng ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu
    từ những năm 70 thế kỷ trước [3], [11]. Theo một số tài liệu [6], [9], [11], [22], [27]
    cây Ô đầu ở Việt Nam được ghi nhận bởi 2 tên là: A. fortunei Hemsl và A. carmichaeli
    Debx. Theo đề tài nghiên cứu của tác giả Bùi Hồng Cường (năm 2007) với mục tiêu
    xây dựng phương pháp chế biến Phụ tử, bào chế cao Phụ tử cho sản phẩm có tác dụng
    cường tim, độc tính thấp và xác định một số thành phần hóa học của Phụ tử sống và
    các sản phẩm, đã xác định được cây Ô đầu trồng ở Sa Pa – Lào Cai thuộc loài A.
    carmichaeli Debx. và tập trung nghiên cứu theo hướng chế biến cổ truyền [11]. Hiện
    nay, cây Ô đầu được trồng nhiều ở huyện Quản Bạ, Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và được
    người dân địa phương sử dụng theo kinh nghiệm làm thuốc chữa bệnh đau nhức xương
    khớp hoặc nấu cháo ăn để tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, hàng năm nước ta có nhiều
    vụ ngộ độc do chất lượng dược liệu không bảo đảm, sử dụng nhầm lẫn, đầu độc bằng
    dược liệu, chế phẩm có nguồn gốc từ cây Ô đầu. Do đó cần có nghiên cứu về thành
    phần hóa học, xác định các chất chính trong dược liệu để kiểm soát tốt chất lượng và
    sử dụng an toàn hiệu quả. Năm 2013, Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch
    tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, theo đó cây
    Ô đầu được quy hoạch trồng tại tỉnh Hà Giang [35]. Để phát triển vùng trồng cây Ô
    đầu một cách bền vững, cần có nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học
    2
    của cây Ô đầu Hà Giang theo hướng ứng dụng trong Y Dược học hiện đại, góp phần
    phát triển sản phẩm từ cây Ô đầu nhằm tạo đầu ra cho cây Ô đầu Hà Giang. Qua tham
    khảo, đến nay chưa thấy có nghiên cứu nào về thành phần hóa học và tác dụng sinh
    học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang. Để đóng góp về mặt khoa học, thực tiễn và
    góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, luận án với tên đề tài “Nghiên cứu thành
    phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây Ô đầu (Aconitum carmichaeli
    Debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang” được thực hiện nhằm 3 mục tiêu sau:
    1. Xác định được tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang.
    2. Nghiên cứu được thành phần hóa học: định tính, định lượng nhóm chất, chiết xuất,
    phân lập và xác định cấu trúc hoá học các chất phân lập được.
    3. Đánh giá được độc tính cấp và thử một số tác dụng sinh học của một số phân đoạn
    dịch chiết từ cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang để gợi mở hướng sử dụng dược liệu này.
    Để đạt được 3 mục tiêu trên, luận án tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau:
    + Xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang bằng phương pháp so
    sánh đặc điểm hình thái và phương pháp so sánh trình tự ADN.
    + Định tính, định lượng, chiết xuất, phân lập nhóm chất alcaloid, polysacharid từ Ô
    đầu, Phụ tử sống và nhóm chất flavonoid từ lá cây Ô đầu.
    + Thử độc tính cấp của các phân đoạn dịch chiết alcaloid, flavonoid, polysaccharid.
    + Thử tác dụng tăng cường miễn dịch của phân đoạn dịch chiết chứa polysaccharid,
    tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan của phân đoạn dịch chiết chứa flavonoid, tác dụng
    giảm đau của phân đoạn chứa alcaloid và có độc tính thấp
     
Đang tải...