Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của sữa ong chúa và phấn hoa

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 28/2/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Như chúng ta đã biết, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới có khí hậu
    nóng ẩm, độ ẩm cao trên 80%, lượng mưa lớn, nhiệt độ trung bình khoảng
    15oC đến 27oC. Đó là điều kiện rất thích hợp cho thực vật phát triển. Do vậy
    hệ thực vật Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng với khoảng 12000 loài,
    trong đó có tới 4000 loài được nhân dân ta dùng làm thảo dược [2]. Điều này
    thực sự có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của ngành y dược, ngành hoá
    học và một số ngành khác. Hệ thực vật phong phú trên được coi là tiền đề cho
    sự phát triển ngành hoá học các hợp chất thiên nhiên ở nước ta.
    Từ ngàn xưa, ông cha ta đã sử dụng nhiều phương thuốc dân gian từ cây
    cỏ để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể hay tạo mùi thơm như lá tía tô để giải cảm,
    nhân sâm để tăng cường sức đề kháng, sả để tạo mùi thơm Các phương
    thuốc y học cổ truyền đã thể hiện những mặt mạnh trong điều trị bệnh là ít
    độc tính và tác dụng phụ. Do có nhiều ưu điểm như trên nên ngày nay con
    người ngày càng quan tâm đến các hợp chất có hoạt tính sinh học cao trong
    thực vật và động vật. Về lâu dài đối với sự phát triển của các dược phẩm mới
    thì các hợp chất có hoạt tính sinh học đóng vai trò quan trọng, nó là khởi đầu
    cho việc tổng hợp các loại thuốc mới có tác dụng tốt hơn.
    Sữa ong chúa và phấn hoa là những sản phẩm thu được từ ong. Sữa ong
    chúa được sản sinh từ tuyến hạch miệng của ong thợ. Phấn hoa được ong thu
    về là tổng hợp của nhiều loài hoa của các loại thực vật khác nhau. Cả hai sản
    phẩm đã được biết đến như những loại sản phẩm chức năng có nhiều tác dụng
    trong phòng chống lại nhiều loại bệnh tật khác nhau và tăng cường sức khoẻ.
    Sữa ong chúa và phấn hoa là những sản phẩm có hoạt tính sinh học cao, chứa
    nhiều thành phần hoá học và có nhiều tác dụng dược lý.
    Việc nghiên cứu, khảo sát về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học
    của sữa ong chúa và phấn hoa ở Việt Nam nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc
    sử dụng chúng một cách hợp lý và có hiệu quả là rất quan trọng. Do đó chúng
    tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học
    của sữa ong chúa và phấn hoa”. Việc nghiên cứu thành phần hoá học và cấu
    trúc của các hợp chất cũng như hoạt tính sinh học từ sữa ong chúa và phấn hoa
    sẽ tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các
    phương thuốc mới cũng như giải thích được tác dụng của các đối tượng nghiên
    cứu trên. Do đó, các kết quả thu được sẽ là yếu tố quan trọng đóng góp cho
    nhân loại những phát hiện mới có ý nghĩa thực tiễn cũng như đóng góp cho sự
    phát triển nền y học dân tộc Việt Nam.

    mục lục
    Mở đầu . 1
    chương 1. Tổng quan 3
    1.1. Sữa Ong chúa 3
    1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm sữa ong chúa . 3
    1.1.2. Thành phần hoá học của sữa ong chúa . 4
    1.1.3. Thu hoạch sữa ong chúa . 6
    1.1.4. Tác dụng của sữa ong chúa 7
    1.1.5 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học
    của sữa ong chúa . 8
    1.2. Phấn hoa . 12
    1.2. 1. Giới thiệu về phấn hoa . 12
    1.2. 2. Cấu trúc của phấn hoa [1] 14
    1.2. 3. Thành phần hoá học của phấn hoa [51]. 18
    1.2.4. Cách thu hoạch phấn hoa . 18
    1.2.5. Tác dụng của phấn hoa ong 19
    1.2. 6. Lớp chất flavonoit, thành phần hoá học có trong phấn hoa 20
    1.2.7. Một số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
    của phấn hoa 21
    Chương 2: Thực Nghiệm . 24
    2.1. Đối tượng và kỹ thuật thực nghiệm 24
    2.1.1. Nguyên liệu 24
    2.1.2. Hoá chất 24
    Nguyễn Thị Thiều - K19 Chuyên ngành: Hoá Hữu cơ
    Luận văn thạc sỹ khoa học 4
    2.1.3. Các dụng cụ và trang thiết bị nghiên cứu . 24
    2.1.4. Các phương pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất 25
    2.1.5. Các phương pháp các định cấu trúc hoá học các hợp chất . 28
    2.1.6. Phương pháp thử hoạt tính sinh học . 28
    2.2. Quy trình phân lập chất trong sữa ong chúa và phấn
    hoa . 31
    2.2.1 Quy trình phân lập chất trong sữa ong chúa 31
    2.2.2. Chiết mẫu phấn hoa và phân lập hợp chất 2 (7-O-β – Xylosidenaringenin)
    35
    Chương 3: Kết quả và thảo luận . 37
    3.1. Kết quả nghiên cứu về Sữa ong chúa . 37
    3.1.1. Hàm lượng protein trong sữa ong chúa 37
    3.1.2. Kết quả phân tích thành phần axít amin từ sữa ong chúa 38
    3.1.3. Kết quả xỏc định cấu trỳc hợp chất 1 .41
    3.1.4. Kết quả thử hoạt tính độc tế bào 44
    3.2. Kết quả nghiên cứu từ phấn hoa . 45
    3.2.1. Phân lập các dịch chiết . 45
    3.2.2. Kết quả xác định cấu trúc hợp chất 2 (7-O- β – Xyloside-naringenin) 45
    3.2.3. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hoá 52
    Kết luận . 55
    Kiến Nghị 56
    Tài liệu tham khảo . 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...