Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của phụ phẩm Chè trong quá trình chế biến Chè (k

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Chè xanh có tên khoa học Camellia sinensis (L.) Kuntze. Đó là loại đồ uống
    quen thuộc ở Việt Nam và nhiều nước châu Á từ hàng ngàn năm.
    Dịch chiết lá chè có hoạt tính sinh học rất cao, chủ yếu là do các poliphenol
    trong chè. Ngày nay đã tìm được tác dụng của poliphenol chè ở mức độ khác nhau
    đối với bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, bệnh răng
    và có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, tăng tuổi thọ. Poliphenol chè được sử
    dụng có hiệu quả và an toàn trong công nghệ thực phẩm để thay thế các antioxidant
    tổng hợp như BHA, BHT dễ gây tác dụng phụ có hại. Nhờ những tác dụng quý giá
    như nói trên của các poliphenol chè, nên chúng có giá trị cao trên thị trường hiện nay.
    Thái Nguyên là tỉnh Trung du nổi tiếng với sản phẩm chè xanh, nhưng hiện
    nay mới chỉ sản xuất Chè (khô) cho tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu, vì vậy mới
    sử dụng chè búp và lá chè non, còn lại lượng rất lớn lá chè già, chè cám và các phụ
    phẩm chè khô hiện còn bị bỏ phí, làm cho hiệu quả canh tác cây chè vẫn còn thấp.
    Như vậy, ở đó còn tiềm tàng một nguồn lợi lớn, có thể từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu
    làm thuốc chữa bệnh, bổ dưỡng và các chất phụ gia có giá trị cao trong công nghiệp
    thực phẩm. Nếu khai thác được nguồn poliphenol chè từ lá chè già và phụ phẩm chè
    chắc chắn sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả canh tác của các vùng trồng chè.
    Dựa trên nguồn nguyên liệu phong phú đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
    "Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của phụ phẩm Chè trong
    quá trình chế biến Chè (khô) của loài Chè xanh (Camellia sinensis (L.) Kuntze) ở
    Thái Nguyên”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    2.1 Nghiên cứu xác định nguyên liệu chè phụ phẩm để thu cao chè tổng.
    2.2 Khảo sát thành phần hóa học của chè khô phụ phẩm.
    2.3 Xác định hoạt tính sinh học của cao chè thu được: hoạt tính chống oxi
    hóa, hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, hoạt tính gây độc tế bào với dòng ung thư
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Các phụ phẩm và phế phẩm chè thải loại của quá trình sản xuất chè xanh như:
    lá chè già, chè cám và vụn chè của giống chè Trung du (chiếm ≈ 78% diện tích đất
    trồng chè) được chế biến bằng công nghệ chế biến chè xanh truyền thống.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu trên các phụ phẩm chè của giống chè Trung du trong
    quá trình chế biến chè xanh tại một số cơ sở sản xuất chè xanh trên địa bàn tỉnh Thái
    Nguyên bằng công nghệ thủ công truyền thống.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    1. Điều tra, thu thập, phân loại mẫu các phụ phẩm và phế phẩm chè thải loại của
    quá trình sản xuất chè khô thực nghiệm tại một số đơn vị trồng và chế biến chè tại địa
    bàn Thái Nguyên.
    2. Xử lý mẫu thực vật và chiết mẫu bằng dung môi thích hợp (cồn thực phẩm,
    nước) để thu được các dịch chiết nhằm nghiên cứu thành phần hóa học. Nghiên cứu
    chọn điều kiện thích hợp (nguyên liệu, dung môi, môi trường, điều kiện, nhiệt độ,
    thời gian) để chiết được chọn lọc các dịch chiết.
    3. Dịch chiết được tinh chế sơ bộ bằng cách chiết phân đoạn trong các dung môi
    có độ phân cực khác nhau hoặc lọc qua nhựa trao đổi.
    4. Sử dụng phổ ESI-MS,
    1
    H – NMR,
    13
    C – NMR, DEPT để xác định thành
    phần, cấu trúc của các chất thu được.
    5. Nghiên cứu thực hiện quy trình chiết tách chất từ các mẫu phụ phẩm và phế
    phẩm chè thải loại qui mô phòng thí nghiệm bao gồm các bước như sau:
    - Xác định mẫu để hàm lượng cao chè thu được cao nhất.
    - Khảo sát điều kiện chiết như: nguyên liệu, môi trường, dung môi, nhiệt độ, thời
    gian, điều kiện.
    - Nghiên cứu chọn lọc dung môi chiết an toàn, giá thành hợp lý (nước, cồn thực phẩm, .)
    6. Sau khi có được các thông số cần thiết sẽ tiến hành nghiên cứu quy trình chiết
    tách cao chè từ nguyên liệu chè phụ phẩm mà đề tài xác định được.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    7. Đánh giá tính khả thi và hiệu suất kinh tế của quy trình chiết tách cao chè
    xanh từ nguyên liệu chè phụ phẩm để đưa ra quy trình chiết mẫu khả thi, thực tiễn.
    8. Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa, hoạt tính vi sinh vật kiểm định, hoạt tính
    kháng ung thư người trên dòng KB của cao chè chiết xuất được.
     
Đang tải...