Tiến Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài bồ bồ ( ademosma indiana (lour.) merr.)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có
    nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở Việt
    Nam hiện đã biết khoảng 12 000 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800
    loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2000 loài Tảo, trong đó có nhiều loài được
    dùng làm thuốc [6].
    Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
    cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm.
    Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới, nơi chứa
    đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng
    đồng các dân tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài
    động vật, thực vật và khoáng vật làm thuốc. Hai lĩnh vực này được các nhà
    khoa học coi là một tiềm năng, trong việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những
    loại thuốc mới, có hiệu lực điều trị cao trong tương lai. Theo kết quả điều tra
    của Viện Dược Liệu Việt Nam, đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất
    phong phú với 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; trong
    đó 90 % là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã
    rừng. Nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm.
    Trên thực tế, số loài thực vật được sử dụng để phân lập các hoạt chất phục
    vụ cho ngành dược còn rất hạn chế so với tổng số các loài cây thuốc và động
    vật làm thuốc được phát hiện. Với nguồn tài nguyên dược liệu phong phú,
    cùng với vốn kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam chính là một
    nguồn tiềm năng để nghiên cứu, chiết xuất các hoạt chất và tạo ra những loại
    thuốc mới có hiệu lực chữa bệnh cao [2].
    Bồ bồ có tên khoa học Adenosma indiana (Lour.) Merr.; thuộc chi
    Adenosma là loài thường mọc hoang phổ biến ở các vùng trung du và miền núi
    Việt Nam, dùng để làm thuốc và chế biến nước uống quen thuộc có tính chất
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    bản địa ở Việt Nam và nhiều nước châu Á từ bao đời nay. Dịch chiết từ phần
    thân và lá loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.; có hoạt tính sinh học rất cao,
    qua các nghiên cứu khoa học của y học hiện đại, dựa trên nguồn gốc là các bài
    thuốc dân gian lưu truyền từ bao đời nay thì Adenosma indiana (Lour.) Merr. có
    tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan,
    ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải
    nhiệt, giảm đau và chống viêm. Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn
    như tụ cầu vàng, thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não,
    viêm phổi và một số loại nấm [1], [2], [6], cải thiện công năng miễn dịch và ức
    chế trực tiếp sự tăng sinh của tế bào ung thư [7], [40].
    Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên,
    cách Thành phố Thái Nguyên 25 km với tổng diện tích đất tự nhiên toàn
    huyện là 57.790 ha. Vị trí địa lý của huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh
    bởi các dãy núi với nhiều sông ngòi, hồ, đập và có Hồ núi Cốc lớn nhất tỉnh
    với diện tích mặt nước 769 ha. Huyện Đại Từ có lượng mưa lớn nhất tỉnh,
    khí hậu ẩm ướt với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng
    năm từ 22 - 27
    0 , rất phù hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là loài cây làm
    thuốc phát triển. Với điều kiện khí hậu và tự nhiên rất thuận lợi, huyện Đại
    Từ-tỉnh Thái Nguyên là địa bàn có sự phân bố tự nhiên của chi Adenosma,
    tiềm tàng một nguồn lợi lớn, có thể từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc
    chữa bệnh, bổ dưỡng có giá trị trong công nghiệp thực phẩm [50]. Từ lâu
    nhân dân huyện Đại Từ mới chỉ sử dụng Adenosma indiana (Lour.) Merr.
    trên địa bàn như một loài cây có tính thanh nhiệt, giải độc mà chưa có
    nghiên cứu nào bài bản về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài
    Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh
    Thái Nguyên. Căn cứ các lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    "Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Bồ bồ
    Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh
    Thái Nguyên."
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Khẳng định sự phân bố của các loài thuộc chi Adenosma R.Br. trên địa
    bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    - Khảo sát thành phần hóa học trong cặn chiết etyl axetat phần thân của loài
    Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    - Xác định hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết nước phần thân của loài
    Adenosma indiana (Lour.) Merr dạng tươi và dạng khô. Trong phép thử chống
    lipit hóa màng tế bào.
    - Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase của dịch chiết nước
    phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô.
    - Định hướng về việc sử dụng các các chế phẩm từ phần thân của loài Adenosma
    indiana (Lour.) Mer. phân bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    3. Nội dung nghiên cứu
    - Tiến hành thực địa khảo sát sự phân bố của các loài thuộc chi Adenosma
    R.Br. phân bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    - Bằng các phép phân tích hóa học xác định thành phần hóa học trong cặn
    chiết etyl axetat phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố
    trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    - Bằng phép thử chống lipit hóa màng tề bào xác định hoạt tính chống oxi
    hóa của dịch chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.
    dạng tươi và dạng khô.
    - Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase của dịch chiết nước
    phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    - Điều tra, thu thập, phân loại mẫu của loài thuộc chi Adenosma R.Br. phân
    bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    - Xử lý mẫu thực vật và chiết mẫu bằng dung môi thích hợp để thu được các
    dịch chiết nhằm nghiên cứu thành phần hóa học.
    - Dịch chiết được tinh chế sơ bộ bằng cách chiết phân đoạn trong các dung
    môi có độ phân cực khác nhau.
    - Sử dụng các phương pháp sắc ký để phân lập các chất chính nhằm khảo
    sát thành phần hóa học của mẫu.
    - Sử dụng các phương pháp phổ để xác định thành phần hóa học của mẫu.
    - Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết nước phần thân của loài
    Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô.
    - Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase của dịch chiết nước
    phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô.
    5. Dự kiến kết quả đạt được
    - Sự phân bố của các loài thuộc chi Adenosma R.Br. trên địa bàn huyện Đại
    Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    - Thành phần hóa học trong cặn chiết etyl axetat phần thân của loài
    Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái
    Nguyên.
    - Đánh giá hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính ức chế enzyme α-
    glucosidase của dịch chiết nước của thân loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.
    dạng tươi và dạng khô.
    6. Dự kiến cấu trúc luận văn
    Mục lục;
    Danh mục: hình, sơ đồ, bảng, kí hiệu;
    Mở đầu;
    Chương I: Tổng quan;
    Chương II: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu;
    Chương III: Kết quả thảo luận;
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    Kết luận;
    Tài liệu tham khảo.











    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    TRANG BÌA PHỤ
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ iv
    DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH . v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 3
    3. Nội dung nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Dự kiến kết quả đạt được . 4
    6. Dự kiến cấu trúc luận văn 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
    1.1. Tổng quan về chi Andenosma và loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. . 6
    1.1.1. Tổng quan về chi Adenosma (Họ Scrophulariaceae). . 6
    1.1.2. Đặc điểm thực vật loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. 7
    1.1.2.1. Tên khoa học . 7
    1.1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố trong tự nhiên . 8
    1.1.3. Đặc điểm thực vật loài Adenosma caeruleum R. Br. . 9
    1.1.3.1. Tên khoa học . 10
    1.1.3.2 Đặc điểm thực vật và phân bố trong tự nhiên 10
    1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của một số loài thuộc chi
    Adenosma 11
    1.2.1. Nghiên cứu về loài Adenosma caeruleum R.Br. 12
    1.2.2. Nghiên cứu về loài Adenosma bracteosa Bonati. 12
    1.2.3. Nghiên cứu về loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. 12
    1.3. Axit betulinic và một số dẫn xuất của axit betulinic . 22
    1.3.1. Axit betulinic 22
    1.3. 2. Một số dẫn xuất của axit betulinic 23
    1.4. Hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Adenosma 25
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.5. Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Adenosma ở Việt Nam . 25
    1.5.1. Tác dụng dược lý của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. 25
    1.5.2. Tác dụng dược lý của loài Adenosma caeruleum R. Br. . 27
    1.5.3. Tác dụng dược lý của loài Adenosma bracteosum Bonati. . 27
    CHƯƠNG 2 : THỰC NGHIỆM . 28
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 28
    2.2. Hóa chất, thiết bị . 28
    2.2.1. Hóa chất 28
    2.2.1.1. Hóa chất dùng để phân lập các chất từ phần thân của loài Adenosma
    indiana (Lour.) Merr . 28
    2.2.1.2. Hóa chất dùng để thử hoạt tính sinh học từ phần thân của loài
    Adenosma indiana (Lour.) Merr. 28
    2.2.2. Thiết bị . 29
    2.3. Phương pháp nghiên cứu xác định sự phân bố các loài của chi
    Adenosma trên địa bàn huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên 29
    2.4. Phương pháp xử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các
    chất phân lập được . 29
    2.4.2. Chiết tách các chất . 30
    2.4.3. Xác định cấu trúc các chất . 30
    2.5. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học từ dịch chiết nước phần thân
    của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô. 30
    2.5.1. Xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) 30
    2.5.2. Xác định khả năng ức chế α-glucoside 30
    2.6 . Thực nghiệm 31
    2.6.1. Quá trình phân lập các chất từ phần thân của loài Adenosma indiana
    (Lour.) Merr. 31
    2.6.1.1. Chiết, tách mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. 31
    2.6.1.2. Phân lập các chất từ cặn chiết etyl axetat 31
    2.6.2.1. Chất AC4: 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat 33
    2.6.2.2. Chất AC1: Axit betulinic 33
    2.6.2.3. Chất AC9: β-sitosterol-3-O- β-D-glucopyranosid (β-sitosterol glucosid) . 33
    2.6.3. Xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) 34
    2.6.4. Xác định khả năng ức chế α-glucoside 35
    2.7. Phương pháp xử lí số liệu . 35
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 37
    3.1. Xác định sự phân bố các loài thuộc chi Adenosma ở huyện Đại Từ-
    tỉnh Thái nguyên 37
    3.2. Phân lập các chất từ cặn chiết etyl axetat phần thân của loài Adenosma
    indiana (Lour.) Merr. . 37
    3.3. Xác định cấu trúc chất tách được 38
    3.3.1. Chất AC4 : 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat 38
    3.3.1.1. Phân tích phổ khối HR-ESI-MS 38
    3.3.1.2. Phân tích phổ 1
    H-NMR (CDCl 3 , δ H ppm) . 39
    3.1.3.3. Phân tích phổ 13
    C-NMR và DEPT (CDCl3, δ C ppm) . 40
    3.3.2. Chất AC1: Axit betulinic ( axit (3β)-3-Hydroxy-lup-20(29)-en-28-oic) . 42
    3.3.2.1. Phân tích phổ 1
    H-NMR (CDCl3, δ H ppm) 42
    3.3.2.2. Phổ 13
    C-NMR và DEPT (CDCl3, δ C ppm) . 43
    3.3.3. Chất AC9: β-sitosterol-3-O-β–D-glucopyranosid (β-sitosterol glucosid) 47
    3.3.3.1. Phân tích phổ 1
    H-NMR (DMSO-d6, δ H ppm) của chất AC9 47
    3.3.3.2. Phân tích phổ 13
    C-NMR và DEPT (DMSO-d6, δ C ppm) 48
    3.4. Kết quả thử hoạt tính sinh học từ dịch chiết nước thân loài Adenosma
    indiana (Lour.) Merr. 51
    3.4.1. Kết quả xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) 51
    3.4.1.1. Chuẩn bị mẫu thử và cách xác định giá trị IC50 . 51
    3.4.1.2. Khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) của dịch chiết
    nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi
    và dạng khô. . 52
    3.4.2. Kết quả nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase của dịch chiết
    nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng khô . 55
    3.4.2.1. Chuẩn bị mẫu thử và cách xác định giá trị IC 50 55
    3.4.2.2. Khả năng ức chế enzyme α-glucoside của dịch chiết nước phần thân
    của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng khô 56
    3.4.3. Kết luận về hoạt tính sinh học của dịch chiết nước phần thân của loài
    Adenosma indiana (Lour.) Merr. 57
    KẾT LUẬN . 58
    KIẾN NGHỊ 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61
     
Đang tải...