Tiến Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi Bách Bộ (Stemona) mọc ở Là

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt Danh mục hình và sơ đồ
    Danh mục bảng
    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 2
    1.1. Giới thiệu chung về họ Bách Bộ Stemonaceae . 2
    1.1.1. Phân loại Bách Bộ . 2
    1.1.2. Giới thiệu chi Stemona 3
    1.1.3. Công dụng 11
    1.2. Thành phần hóa học của cây Bách Bộ 13
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào . 13
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 13
    1.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 14
    1.2.3.1. Ancaloit . 14
    1.2.3.2. Stilbenoit . 21
    1.2.3.3. Stemanthren 23
    1.2.3.4. Stemofuran 24
    1.3. Nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây Bách bộ 25
    Kết luận chương 1: 26


    CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
    2.1. Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu 27
    2.1.1. Mẫu thực vật 27
    2.1.2. Phương pháp xử lý và chiết mẫu 28
    2.1.3. Phương pháp phân tích, chiết tách, phân lập các chất . 29
    2.1.4. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất 30
    2.1.5. Phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học 30


    CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM . 33
    3.1. Củ Bách Bộ thân đứng (S. cochinchinensis) . 33
    3.1.1. Chiết mẫu thực vật . 33
    3.1.2. Phân lập các hợp chất từ cặn n-hexan . 34
    3.1.3. Phân lập các hợp chất từ cặn EtOAc 35
    3.1.4. Các đặc trưng vật lý và phổ của các chất phân lập 37
    3.2. Củ Bách Bộ lá nhỏ (Stemona pierrei) 43
    3.2.1. Chiết mẫu thực vật . 43
    3.2.2. Phân lập các chất từ cặn n-hexan 43
    3.2.3. Phân lập các chất từ cặn EtOAc . 44
    3.2.4. Các đặc trưng vật lý và phổ của các chất phân lập 46
    3.3. Củ Bách Bộ thân leo S. tuberosa 48
    3.3.1. Chiết mẫu thực vật . 48
    3.3.2. Phân lập các chất từ cặn n-hexan 48
    3.3.3. Các đặc trưng vật lý và phổ của các chất phân lập 49
    3.4. Thử hoạt tính sinh học 52

    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 53
    4.1. Đối tượng nghiên cứu . 53
    4.2. Các hợp chất phân lập từ cây Bách Bộ S.cochinchinensis 53
    4.2.1. Chiết tách mẫu thực vật . 53
    4.2.2. Cấu trúc các hợp chất 53
    4.3. Các hợp chất từ cây Bách Bộ lá nhỏ S.pierrei 87
    4.3.1. Chiết tách mẫu thực vật . 87
    4.3.2. Các hợp chất phân lập từ cặn n-hexan 87
    4.3.3. Các hợp chất phân lập từ cặn etyl axetat . 91
    4.4. Các hợp chất phân lập từ cây Bách Bộ thân leo (S. tuberosa) 103
    4.4.1. Các hợp chất trong cặn n-hexan . 103
    4.5. Hoạt tính sinh học của hợp chất tinh sạch . 122
    KẾT LUẬN 129
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 131
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 132

    MỞ ĐẦU
    Khoa học kĩ thuật càng phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên sự phát triển quá nóng đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường; nhiều chứng bệnh nan y mới phát sinh, nhiều loài vi khuẩn mới, nhờn thuốc xuất hiện . nguy cơ gây ra những đại dịch đe dọa toàn cầu. Các dược phẩm chữa trị bệnh nan y hiện nay còn rất hạn chế về chủng loại, giá thành cao và thường có các tác động phụ không mong muốn, gây tổn hại cho các tế bào lành . Điều này thôi thúc các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu tìm ra các dược phẩm mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn, trong đó ưu tiên nghiên cứu các hoạt chất từ tự nhiên. Lào là một trong số ít những quốc gia còn nhiều rừng nguyên sinh với các thảm thực vật đa dạng, phong phú. Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều loài thực vật đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng dược lý một cách khoa học, toàn diện để có thể qui hoạch, bảo tồn các loài cây thuốc quí hiếm đang gặp nhiều khó khăn. Những năm vừa qua, do việc quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nhiều điều còn bất cập khiến cho một lượng lớn các nguồn dược liệu của Lào bị tàn phá nặng nề, nhiều nguồn gen cây thuốc quý hiếm bị tuyệt chủng.
    Cây Bách Bộ thuộc loại cây bụi, mọc hoang ở các vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, Lào, Đông Bắc Thái Lan, là một loài cây thuốc quí. Theo kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ Lào, người ta đã sử dụng phần củ của cây Bách Bộ để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh có hiệu quả như: các bệnh về da, ung thư gan ngoài ra củ Bách Bộ còn có khả năng làm thuốc diệt sâu bọ, mối mọt Việc nghiên cứu về cây Bách Bộ ở Lào còn rất hạn chế: phần lớn chỉ dùng ở mức nghiên cứu phân loài thực vật mà thôi; chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của cây Bách bộ Lào. Vì những lý do trên đây, trong khuôn khổ Luận án tiến sĩ hóa học này, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi Bách Bộ (Stemona) mọc ở Lào”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...