Tiến Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây na (Annona squamosa L.) và cây dủ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    Chương 1: Tổng quan 5
    1.1. Tổng quan về cây na (Annona squamosa L.)5
    1.1.1. Đặc điểm thực vật 5
    1.1.2. Thành phần hoá học 6
    1.1.2.1. Flavonoit 6
    1.1.2.2. Ancaloit 7
    1.1.2.3. Acetogenin 10
    1.1.2.4. Ditecpenoit 17
    1.1.2.5. Steroit 18
    1.1.2.6. Cyclopeptit 19
    1.1.2.7. Lignan 21
    1.1.2.8. Các hợp chất khác 23
    1.1.3. Sử dụng và hoạt tính 25
    1.2. Tổng quan về cây dủ dẻ trâu (Melodorum fruticosum Lour.) 26
    1.2.1. Đặc điểm thực vật 26
    1.2.2. Thành phần hoá học 27
    1.2.2.1. Heptene và dẫn xuất của heptene 28
    1.2.2.2. Flavonoit 29
    1.2.2.3. Steroit 30
    1.2.2.4. Hợp chất thơm 30
    1.2.3. Sử dụng và hoạt tính sinh học 30
    Chương 2: Phương pháp và thực nghiệm 32
    2.1. Hóa chất, thiết bị 32
    2.1.1. Hoá chất 32
    2.1.2. Thiết bị 32
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
    2.2.1. Phương pháp chiết tách 33
    2.2.2. Sắc kí lớp mỏng 33
    2.2.3. Sắc kí cột 33
    2.2.4. Kết tinh phân đoạn 33
    2.2.5. Phương pháp xác định cấu trúc 33
    2.2.6. Phương pháp thử hoạt tính sinh học 34
    2.3. Thu hái mẫu thực vật 36
    2.4. Kết quả nghiên cứu chiết tách và xác định cấu trúc các thành phần hóa học trong lá na
    36 2.4.1. Chiết tách cao 36
    2.4.2. Phân lập các chất 37
    2.4.3. Dữ kiện vật lý của các hợp chất 38
    2.3.4. Thử hoạt tính gây độc tế bào 38
    2.5. Kết quả nghiên cứu chiết tách và xác định cấu trúc các thành phần hóa học trong lá dủ dẻ trâu 40
    2.5.1. Chiết tách cao 40
    2.5.2. Phân lập các chất 40
    2.5.3. Dữ kiện vật lý của các hợp chất 43
    Chương 3: Kết quả và thảo luận 46
    3.1. Lá cây na (Annona squamosa L.) 46
    3.1.1. Các hợp chất được phân lập 46
    3.1.2. Xác định cấu trúc các hợp chất 47
    3.1.2.1. Hợp chất ASE1
    47 3.1.2.2. Hợp chất ASE2 49
    3.1.2.3. Hợp chất ASE3 51
    3.1.2.4. Hợp chất ASE4 53
    3.1.2.5. Hợp chất ASE5 54
    3.1.2.6. Hợp chất ASE6 56
    3.1.2.7. Hợp chất ASE7 58
    3.1.3. Điểm nổi bật từ kết quả phân lập các hợp chất trên lá na 60
    3.1.3.1. Cấu trúc các hợp chất phân lập 60
    3.1.3.2. Những đóng góp từ kết quả thu được 61
    3.2. Lá cây dủ dẻ trâu (Medolorum fruticosum Lour.) 61
    3.2.1. Các hợp chất được phân lập 61
    3.2.2. Xác định cấu trúc các hợp chất 63
    3.2.2.1. Hợp chất MFE1 63
    3.2.2.2. Hợp chất MFH2 75
    3.2.2.3. Hợp chất MFE3 75
    3.2.2.4. Hợp chất MFE4 77
    3.2.2.5. Hợp chất MFE5 79
    3.2.2.6. Hợp chất MFE6 81
    3.2.2.7. Hợp chất MFE7 83
    3.2.2.8. Hợp chất MFB8 85
    3.2.2.9. Hợp chất MFB9 87
    3.2.2.10. Hợp chất MFB10 90
    3.2.2.11. Hợp chất MFB11 92
    3.2.2.12. Hợp chất MFB12 94
    3.2.2.13. Hợp chất MFB13 96
    3.2.3. Điểm nổi bật từ kết quả phân lập các hợp chất trên lá dủ dẻ trâu 96
    3.2.3.1. Cấu trúc các hợp chất phân lập 97
    3.2.3.2. Những đóng góp từ kết quả thu được 98
    3.3. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các chất phân lập được
    99 3.3.1.Hoạt tính gây độc tế bào 99
    3.3.2. Hoạt tính kháng viêm 101
    3.3.3. Điểm nổi bật từ kết quả thử hoạt tính sinh học 104
    3.3.3.1. Hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập từ lá na 104
    3.3.3.2. Hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập từ lá dủ dẻ trâu 105
    Kết luận 106
    Danh mục công trình được công bố 108
    Tài liệu tham khảo 109
    Phụ lục 125
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Thực vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú, số liệu thống kê gần đây về
    thực vật bậc cao ở nước ta cho biết có hơn 13.000 loài, đến năm 2002 đã biết được
    có 2.270 chi và 305 họ trong đó có khoảng 4.000 loài cây được sử dụng làm thuốc
    [9], và 600 loài cây cho tinh dầu [6]. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý
    báu của đất nước.
    Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về thực vật mà chủ yếu là nghiên cứu về hóa
    thực vật. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 80% dân số thế giới tin vào y học cổ
    truyền để chăm sóc sức khoẻ. Trong thập kỉ qua, có gần 121 sản phẩm thuốc được
    tạo nên dựa trên kiến thức về y học truyền thống từ các nguồn khác nhau [106]. Có
    nhiều sản phẩm thuốc được tạo ra trực tiếp hoặc dẫn xuất hoặc tổng hợp bắt chước
    theo bộ khung từ sản phẩm thiên nhiên [9]. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y đặc
    biệt là ung thư đã được chữa khỏi nhờ sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ
    thiên nhiên [41]. Đặc biệt trong 20 năm trở lại đây, các hợp chất thiên nhiên còn
    được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong sản xuất các thực phẩm chức năng, bổ
    sung dinh dưỡng hay thực phẩm thuốc là các sản phẩm nâng cao sinh lực, phòng và
    hỗ trợ điều trị bệnh tật, nâng cao tuổi thọ [8].
    Chính vì thế, việc nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên để làm thuốc chữa
    bệnh vô cùng quan trọng bởi vì khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ hoá tổng
    hợp gây tác dụng phụ và làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn, các loại thuốc
    có nguồn gốc từ thiên nhiên hạn chế được những nhược điểm đó. Trong đó việc xác
    định cấu trúc của chúng là khâu then chốt trong việc giải mã cơ chế tương tác giữa
    thuốc với tác nhân gây bệnh.
    Ở Việt Nam, các cây thuốc được sử dụng chủ yếu theo kinh nghiệm, chỉ có
    khoảng 20-30% số loài được xác minh khoa học về giá trị, cơ chế chữa bệnh và chỉ
    dùng để chữa các bệnh thông thường: cảm sốt, cảm lạnh, cầm máu, làm lành vết
    thương, ăn uống khó tiêu, bong gân , hoặc một số bệnh nan y như: tim mạch, gan, thận, thần kinh, dị ứng, Trong một số công bố gần đây về 920 loài cây thuốc có
    khả năng điều trị 64 loại bệnh chứng theo cách cổ truyền [4].
    Các cây họ Na nói chung và các cây thuộc chi Na và chi Dủ dẻ nói riêng, có giá
    trị kinh tế cao, không chỉ dùng để làm cảnh, quả một số loài ăn rất ngon mà nó còn
    được sử dụng nhiều trong thuốc y học dân tộc bởi những hoạt tính sinh học đáng quý
    của chúng. Ngoài ra, một số cây có mùi thơm đặc biệt nên được dùng trong các ngành
    hương liệu.
    Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây na, nhưng ở Việt Nam
    vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Còn đối với dủ dẻ trâu, các báo cáo về nó vẫn còn
    khiêm tốn, ở Việt Nam chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào về loài cây
    này. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần hóa học của loài cây này giúp đánh giá
    được giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Kết quả nghiên cứu về
    loài cây này sẽ mang lại ý nghĩa to lớn đối với ngành dược liệu. Chính bởi những
    ưu điểm như thế, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết để nghiên cứu về thành phần hóa
    học của các cây này. Với những lí do quan trọng nêu trên chúng tôi thực hiện luận
    án với tên “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây na
    (Annona squamosa L.) và cây dủ dẻ trâu (Melodorum fruticosum Lour.) thuộc
    họ Na (Annonaceae) ở Việt Nam”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Với những lí do nêu trên, chúng tôi xác định mục tiêu nghiên cứu của luận án
    gồm những nội dung như sau:
    - Xác định được thành phần hóa học và cấu trúc các hợp chất được phân lập
    từ cây na và cây dủ dẻ trâu.
    - Thử hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập được
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là lá cây na (Annona squamosa L.) thuộc
    chi Na (Annona) và lá cây dủ dẻ trâu (Melodrum fruticosum Lour.) thuộc chi Dủ dẻ
    (Melodorum), hai loài này cùng thuộc họ Na (Annonaceae).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...