Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 22/6/17.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài thực vật đã ghi nhận ở Việt Nam khoảng 10.500 loài trong tổng số 12.000 loài theo ước tính. Trong số đó, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong thời gian qua, nước ta đã có hơn 3.000 loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược được cấp số đăng ký, chiếm gần 1/3 trong tổng số thuốc mới được cấp số đăng ký lưu hành hàng năm. Như vậy nhu cầu sử dụng cây dược liệu chế xuất thuốc trong nước là rất lớn. Không những vậy, việc sử dụng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cũng đang được các nước trên thế giới hết sức quan tâm.

    Chi Artocarpus (họ Dâu tằm, Moraceae) là một chi thực vật khá phổ biến ở Việt Nam với 15 loài. Trong đó, ngoài giá trị làm thực phẩm nhiều loài còn được sử dụng trong y học dân gian để chữa các bệnh như thấp khớp, hạ huyết áp, tiểu đường như mít (Artocarpus heterophyllus), xa kê (Artocarpus altilis) Thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Artocarpus đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu, nhiều hợp chất mới với những hoạt tính tốt đã được công bố [31]. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới có một số ít loài được nghiên cứu như: Chay Bắc bộ (Artocarpus tonkinensis), Chay lá to (Artocarpus lakoocha Roxb.) và cây Mít dai (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Các nghiên cứu này cũng đã tìm ra được một số chất thuộc nhóm auronol glucosid có hoạt tính sinh học tốt có thể ứng dụng vào cuộc sống và là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo [6]. Ở Việt Nam loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu mới được tìm thấy và bổ sung vào danh mục loài của chi mít (Artocarpus) năm 2011 do nhóm tác giả PGS.TS Trần Minh Hợi, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật . Nhóm tác giả cũng đã công bố hoạt tính sinh học của cây và cho các kết quả rất đáng quan tâm. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn loài cây này làm đối tượng nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu”.

    Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thành phần hóa học và phát hiện các hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học của loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu. Để đạt được mục tiêu trên chúng tôi thực hiện các nội dung sau:
    - Thu hái và định tên cây
    - Xử lý mẫu
    - Tách chiết, phân lập, xác định cấu trúc các thành phần hóa học của cây
    - Thử hoạt tính sinh học các mẫu cao chiết và các hợp chất tinh sạch được.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. Đặc điểm thực vật của loài Artocapus nigrifolius C. Y. Wu . 03
    1.2. Ứng dụng trong y học cổ truyền của chi Artocapus 04
    1.3. Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi Artocapus
    1.3.1 Hoạt tính kháng sinh . 07
    1.3.2 Hoạt tính gây độc tế bào ung thư 09
    1.3.3 Hoạt tính chống oxy hóa . 14
    1.3.4 Một số hoạt tính sinh học khác 18
    1.4. Các phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học in vitro 19
    1.4.1 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng sinh in vitro 19
    1.4.2 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro 22
    1.4.3 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa in vitro . 23
    Chương 2: THỰC NGHIỆM
    2.1. Mẫu thực vật và thiết bị, hóa chất . 25
    2.1.1. Mẫu thực vật . 25
    2.1.3. Thiết bị và hóa chất thử hoạt tính sinh học . 25
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 26
    2.2.1. Phương pháp tách chiết . 26
    2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc . 26
    2.2.3 Phương pháp thử hoạt tính sinh học 27
    2.2.4 Phương pháp sử lý số liệu 30
    2.3. Thực nghiệm . 30
    2.3.1. Chiết mẫu thực vật 31
    2.3.2. Sàng lọc sơ bộ hoạt tính dịch chiết các bộ phận . 31
    2.3.3. Phân lập chất 31
    2.3.4. Thử hoạt tính các chất . 33
    `Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Sàng lọc sơ bộ hoạt tính dịch chiết các bộ phận . 35
    3.2. Thành phần hóa học cây Mít lá đen (Artocapus nigrifolius C. Y. Wu) 39
    3.3. Hoạt tính sinh học của các chất . 45
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 52
     
Đang tải...