Tiến Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây Ngón hoa trắng (Nhài bắc) và cây Trúc đào ở Việt Nam phụ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIÁM ĐỊNH HÓA PHÁP
    1.1.1. Tình hình giám định hóa pháp trên thế giới
    1.1.2. Tình hình giám định hóa pháp tại Việt Nam
    1.2. VỀ VIỆC LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    1.3. CÂY NGÓN HOA TRẮNG (NHÀI BẮC)
    1.3.1. Đặc điểm thực vật và thành phần hóa học chi Jasminum
    1.3.2. Đặc điểm thực vật cây ngón hoa trắng (Nhài bắc)
    1.3.3. Nghiên cứu về thành phần hóa học cây ngón hoa trắng (Nhài bắc)
    1.4. CÂY TRÖC ĐÀO
    1.4.1. Đặc điểm thực vật
    1.4.2. Công dụng của cây trúc đào
    1.4.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học
    1.4.4. Độc tính của cây trúc đào
    1.4.5. Các thuốc thử, định tính và định lượng glycosid
    Chương 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM
    2.1. NGUYÊN LIỆU
    2.2. HÓA CHẤT, THUỐC THỬ
    2.2.1. Hệ dung môi chạy bản mỏng, thuốc thử và pha động chạy sắc ký lỏng
    hiệu năng cao
    2.2.2. Thiết bị, dụng cụ
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM
    2.3.1. Nghiên cứu về thực vật
    31 2.3.2. Phương pháp chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc
    2.3.3. Định lượng glycosid tim trong lá trúc đào bằng phương pháp cân
    2.3.4. Thử độc tính cấp
    2.3.5. Ứng dụng trong giám định hóa pháp
    Chương 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT
    3.1.1. Định danh mẫu vật
    3.1.2. Cây ngón hoa trắng (Nhài bắc)
    3.1.3. Đặc điểm thực vật cây trúc đào
    3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÃ SỬ DỤNG
    3.2.1. Các phương pháp chiết xuất, phân lập và tinh chế
    3.2.2. Các phương phương pháp nhận dạng
    3.3. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC CHẤT PHÂN LẬP TỪ LÁ CÂY NGÓN
    HOA TRẮNG (NHÀI BẮC)
    3.4. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC CHẤT PHÂN LẬP TỪ LÁ CÂY TRÖC ĐÀO
    3.5. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ HOA CÂY
    TRÖC ĐÀO
    3.6. NHẬN XÉT VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
    3.7. ĐỊNH LƯỢNG GLYCOSID TIM TRONG LÁ TRÖC ĐÀO
    3.8. THỬ ĐỘC TÍNH CẤP
    3.8.1. Thử độc tính cấp mẫu lá trúc đào
    3.8.2. Thử độc tính cấp mẫu ngón hoa trắng (Nhài bắc)
    3.9. ỨNG DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH HÓA PHÁP
    3.9.1. Ứng dụng giám định hóa pháp bằng phương pháp Sắc ký lớp mỏng
    3.9.2. Ứng dụng giám định hóa pháp bằng phương pháp Sắc ký lỏng hiệu năng
    cao
    T LUẬN
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    MỞ ĐẦU

    Việt Nam nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có thảm thực vật rất
    phong phú và đa dạng. Nước ta ước tính có đến 12.000 loài thực vật, trong đó có
    khoảng gần 4.000 loài được dùng làm thuốc thuộc khoảng 300 họ, đại đa số là cây
    mọc tự nhiên và một số được nhập về trồng, hầu hết chưa được nghiên cứu đầy đủ
    về thành phần hóa học và tác dụng sinh học [1]. Từ thực vật, nguồn tài nguyên thiên
    nhiên quan trọng, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều hợp chất thiên nhiên có cấu trúc
    đa dạng và có hoạt tính sinh học phong phú, đóng vai trò quan trọng trong đời sống
    con người. Chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật
    . Ngày nay các loại thảo dược vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản
    xuất dược phẩm như là nguồn nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp hoặc cung cấp chất
    dẫn đường cho việc tìm kiếm các loại thuốc mới, có hoạt tính cao, chữa được nhiều
    bệnh, kể cả các bệnh hiểm nghèo [4], trong đó nhiều cây độc hiện đã và đang được
    ứng dụng vào làm thuốc (như Cà độc dược, Mã tiền, Ô đầu, Trúc đào, .). Khi dùng
    đúng cách, đúng liều lượng thì các cây độc có tác dụng chữa bệnh, nhưng nếu
    không dùng đúng thì chúng lại có thể gây ngộ độc.
    Hàng năm qua khảo sát, nước ta có nhiều vụ ngộ độc do sử dụng nhầm lẫn,
    đầu độc, tự sát có nguồn gốc từ cây ngón [11], cây trúc đào. Theo thống kê của
    trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông, một huyện có đa phần là người H’Mông
    sinh sống, trong năm 2012, trên địa bàn xảy ra khoảng 80 vụ ngộ độc liên quan đến
    cây ngón và khoảng gần 70 người chết trong đó đa số là người trẻ tuổi.
    Mặt khác trong giám định hóa pháp, chất chuẩn và chất đối chiếu là vô cùng
    quan trọng. Nó phục vụ quy trình giám định Hóa pháp, cấp cứu bệnh nhân ngộ độc



    một cách chính xác và nhanh chóng. Đặc biệt từ năm 2013, khi luật giám định tư
    pháp đi vào cuộc sống thì việc giám định cần phải có độ chính xác cao. Chính vì
    vậy việc nghiên cứu thành phần hóa học và độc tính của các cây độc có ý nghĩa đặc
    biệt quan trọng, nó giúp cho công tác giám định hoá pháp và phục vụ công tác cứu
    chữa nạn nhân ngộ độc một cách kịp thời, nhanh chóng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận án “Nghiên cứu
    thành phần hóa học, độc tính cây Ngón hoa trắng (Nhài bắc) và cây Trúc đào ở
    Việt Nam phục vụ cho giám định hóa pháp”
     Mục tiêu nghiên cứu:
    Bước đầu hoàn thiện hồ sơ thực vật về cây ngón hoa trắng (Nhài bắc).
    Đi sâu nghiên cứu thành phần hóa học và độc tính cấp, hàm lượng glycosid
    trong lá cây trúc đào.
    Ứng dụng oleandrin trong phân tích, giám định hóa pháp.
     Đối tượng nghiên cứu của luận án:
    Cây ngón hoa trắng (Nhài bắc) và cây trúc đào.
     Các nội dung chính luận án cần giải quyết:
    Xác định tên khoa học, đặc điểm thực vật, phân bố, vi phẫu, giám định
    DNA của cây ngón hoa trắng (Nhài bắc) và trúc đào.
    Nghiên cứu quy trình chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất
    từ lá cây ngón hoa trắng (Nhài bắc) và lá, hoa cây trúc đào.
    Định lượng glycosid tim trong lá cây trúc đào.
    Thử độc tính cấp cao chiết từ lá cây ngón hoa trắng (Nhài bắc) và cao chiết
    lá cây trúc đào.
    Ứng dụng oleandrin làm chất đối chiếu trong giám định Hóa pháp.
     Những đóng góp mới của luận án:
    Xây dựng bộ hồ sơ thực vật về cây ngón hoa trắng (Nhài bắc) gồm: tên
    khoa học, phân bố, mô tả hình thái, vi phẫu, giám định DNA so sánh với cây ngón
    hoa vàng (Gelseminum elegans).
    Xác định độc tính cấp, thành phần hóa học cây ngón hoa trắng (Nhài bắc)
    và cây trúc đào.
    Ứng dụng chất đã phân lập được oleandrin làm chất đối chiếu trong giám
    định Hóa pháp.
     
Đang tải...