Luận Văn Nghiên cứu thành phần hóa học của thân rễ cây bình tinh chét (Curcuma pierreana Gagnep.) ở Quảng Bìn

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề

    Cùng với sự phát triển của lịch sử, kinh nghiệm dân gian về sử dụng thuốc ở Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiệu nghiệm. Với chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền của dân tộc, đặc biệt là tri thức bản địa của các cộng đồng người dân tộc trong sử dụng cây cỏ làm thuốc bồi bổ cơ thể và thuốc chữa bệnh. chúng ta đã có nhiều nỗ lực, đầu tư điều tra, nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc nhằm khai thác, sử dụng phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

    Hiện nay, xu hướng sử dụng cây thuốc chữa bệnh theo y học dân tộc cổ truyền ở Việt Nam đang ngày càng được nhiều tầng lớp nhân dân tin dùng. Ðảng, Nhà nước, Chính phủ cũng rất quan tâm. Mặc dù vậy, việc sưu tầm những kinh nghiệm dân gian trong sử dụng cây thuốc phục vụ cuộc sống con người chưa được tiến hành có hệ thống, nhiều bài thuốc hay, nhiều cây thuốc quý có thể đã bị thất truyền.

    Các cây thuộc chi Nghệ (Curcuma) là một trong những vị thuốc được con người biết đến từ xa xưa. Nghệ được tin dùng như một phương thuốc hữu hiệu để trị tụ huyết, máu cam, làm cao dán nhọt, thoa chống vết thương tụ máu, làm mau lành sẹo, trị viêm gan, vàng da, đau dạ dày, ghẻ lở, mụn nhọt Ngày nay nghệ được sử dụng nhiều trong Tây y dưới các dạng dược phẩm trị sỏi mật, vàng da, táo bón kinh niên, rối loạn tiêu hóa . Đồng thời nghệ còn được dùng như một thứ gia vị, chất tạo màu để khêu gợi vị giác và khích thích sự ngon miệng của người ăn. Việc tận dụng nghệ, một nguồn nguyên liệu rẻ tiền, phong phú trong nước và áp dụng vào kỹ thuật bào chế Tây y hiện đại sẽ tạo ra nguồn dược, mỹ phẩm nội địa, vừa kế thừa, phát huy tiềm năng y học cổ truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân.

    Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, thảm thực vật phong phú, nước ta có khoảng 18 loài nghệ, nhiều loài nghệ trong số này đã được nghiên cứu. Một số loài tuy có tên trong sách phân loại nhưng hiện nay không tìm thấy, ngược lại một số loài nghệ khác được tìm thấy nhưng chưa được định danh. Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về các loài nghệ và ứng dụng của chúng. Loài bình tinh chét, hiện trong nước đã được các tác giả Nguyễn Thị Bích Tuyết, Đặng Thị Thanh Nhàn nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy mỗi loài, mỗi vùng đất thì thành phần và hàm lượng các chất trong cây là khác nhau. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học của thân rễ cây bình tinh chét (Curcuma pierreana Gagnep.) ở Quảng Bình, Việt Nam” nhằm tìm hiểu về thành phần hóa học của loài cây này góp phần phân loại thực vật chi Nghệ, trên cơ sở đó đề xuất hướng nghiên cứu và ứng dụng của loài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...