Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học của rễ cây trôm leo (Byttneria aspera Colebr) ở vườn quốc gia Cúc Phươ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUÂN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài1
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng nghiên cứu. 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. . Tổng quan về họ Trôm (Sterculiaceae)3
    1.1.1. Sơ lược về họ Trôm (Sterculiaceae) [1][3][6][7]3
    1.1.2. Các nghiên cứu hóa thực vật đã công bố về họ Trôm (Sterculiaceae)3
    1.1.2.2. Các hợp chất terpenoid. 5
    1.1.2.3. Các hợp chất flavonoid. 8
    1.1.2.4. Các hợp chất steroid. 8
    1.2. . Tổng quan về chi Byttneria. 9
    1.2.1. Mô tả thực vật9
    1.2.2. Phân bố sinh thái10
    1.2.3. Các nghiên cứu hóa thực vật đã công bố về chi Byttneria. 10
    1.3. . Tổng quan về cây Trôm leo (Byttneria aspera colebr)10
    1.3.1. Mô tả thực vật10
    1.3.2. Phân bố sinh thái và công dụng. 11
    1.3.3. . Những nghiên cứu trước đây về cây cây Trôm leo (Byttneria aspera Colebr)11
    CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM. 13
    2.1. . Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu. 13
    2.2. . Vật liệu nghiên cứu. 13
    2.2.1. Mẫu thực vật13
    2.2.2. Hoá chất nghiên cứu 13
    2.3. . Phương pháp nghiên cứu. 14
    2.3.1. Các phương pháp hóa học. 14
    2.3.1.1. . Phương pháp chiết14
    2.3.1.2. . Sắc ký cột (Column chromatography - CC)14
    2.3.1.3. . Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography - TLC)14
    2.3.2. Các phương pháp vật lý hiện đại14
    2.3.2.1. . Phổ hồng ngoại (Infrared - IR)14
    2.3.2.2. . Phổ khối lượng (Mass spectrometry - MS)15
    2.3.2.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR - Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy)15
    2.3.3. Thử hoạt tính Sinh học. 15
    2.4. . Khảo sát thành phần hoá học của cây Trôm leo (Byttneria aspera)16
    2.4.1. Điều chế các phần chiết từ rễ cây Trôm leo (Byttneria aspera)16
    2.4.2. Phân lập các chất có trong phần chiết EtOAc (BAE)17
    2.4.3. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các chất phân lập được. 19
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.. 20
    3.1. . Xác định cấu trúc hoá học của các chất phân lập được. 20
    3.1.1. Hợp chất BA-3. 20
    3.1.2. Hợp chất BA-1. 23
    3.1.3. Hợp chấtScopoletin (BA-2)26
    3.1.4. Hợp chất epicatechin (BA-4)27
    3.2. . Kết quả thử hoạt tính kháng lao. 29
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ31
    Kết luận. 31
    Kiến nghị31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Việt Nam là quốc gia có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng do đặc thù của điều kiện khí hậu tự nhiên. Theo các số liệu thống kê của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới – IUCN, trong số hơn 12.000 loài thực vật của nước ta, có khoảng 3.200 loài được sử dụng trong dân gian làm thuốc chữa bệnh. Các hợp chất có nguồn gốc từ thảo dược đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và nghiên cứu ứng dụng phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê trong lĩnh vực nghiên cứu ung thư và các bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế giới WHO, có khoảng hơn 60% các thuốc có mặt trên thị trường có nguồn gốc từ thiên nhiên [26].
    Lao là một căn bệnh nhiễm khuẩn lây truyền có từ lâu đời mà tác nhân gây bệnh chính là trực khuẩn hình que được nhà bác học Robert Kock tìm ra năm 1882. Từ năm 1882 đến nay ước tính có khoảng 200 triệu người chết vì bệnh lao. Hiện nay trên thế giới số người mắc và chết vì bệnh lao vẫn còn rất cao đặc biệt ở các nước nghèo. Theo thống kê của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), hiện nay thế giới có khoảng 2,2 tỷ người đã nhiễm lao (chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới). Mỗi năm có gần 9 triệu người lây nhiễm lao mới và gần 2 triệu người chết do lao. Ở Việt Nam, bệnh lao còn phổ biến và ở mức trung bình cao, Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu.
    Hiện nay, bệnh lao có thể điều trị khỏi đạt khoảng 82% với chiến lược DOTS của tổ chức Sức khỏe Thế giới. Tuy nhiên, nó lại xuất hiện trở lại với tình hình nặng nề và phức tạp hơn nhất là khi có sự xuất hiện của lao đa kháng và đặc biệt là lao siêu kháng thuốc, những chủng vi trùng kháng thuốc này là những nguồn lây nguy hiểm và thực sự là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, công cuộc tìm kiếm các loại thuốc chống lao mới vẫn đang là vấn đề mang tính cấp bách trên toàn cầu.
    Trong khuôn khổ dự án ICBG (Chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học Việt Nam – Lào hợp tác với trường đại học Chicago – Mỹ) giữa Viện Hóa Sinh Biển – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường đại học Chicago – Mỹ, dịch chiết rễ cây trôm leo được thu hái tại Vườn Quốc gia Cúc Phương thể hiện hoạt tính chống lao với giá trị MIC 150 µg/ml. Vì vậy, trong luận văn Thạc sĩ này, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu thành phần hoá học của rễ cây Trôm leo (Byttneria aspera Colebr) ở Vuờnquốc gia Cúc Phương”từ đó góp phần xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của rễ cây trôm leo nhằm tìm kiếm các chất có hoạt tính chống lao.
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Trong luận văn này chúng tôi có các nhiệm vụ sau:
    - Điều chế các cặn chiết của mẫu rễ cây Trôm leo (Byttneria aspera Colerb)
    - Tinh chế cặn dịch chiết EtOAc
    - Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được
    - Khảo sát hoạt tính kháng lao của các dịch chiết, các phân đoạn và các hợp chất phân lập được.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là cặn dịch chiết rễ cây Trôm leo (Byttneria asperaColebr) thuộc họ Trôm (Sterculiaceae ) ở Vườn quốc gia Cúc Phương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...