Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học của rễ cây thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.)

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 30/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Bệnh ung thư đã và đang là một vấn đề nhức nhối với loài người khi mà cuộc sống ngày càng phát triển thì nguy cơ tiềm ẩn mắc phải bệnh ung thư ngày càng cao và có những loại bệnh ung thư chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thể điều trị bằng phương pháp bổ trợ.
    Do đó bên cạnh việc nghiên cứu để tổng hợp các dược phẩm chống ung thư thì việc sử dụng các loại dược thảo để chữa bệnh cho người cũng đang có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà khoa học. Nhiều hợp chất cô lập được từ dược thảo có hoạt tính sinh học quan trọng như kháng ung thư, HIV, kháng khuẩn và các bệnh hiểm nghèo khác trở thành các loại thuốc sử dụng phổ biến trong thực tiễn ngày nay. Điển hình là sự khám phá ra paclitaxel (Taxol®) là thuốc chống ung thư rất hiệu quả từ cây Taxus brevifolia đã trở thành một vấn đề nóng được quan tâm trên thế giới. Nó khuyến khích việc nghiên cứu về chi Taxus để cô lập nhiều hơn nữa những dẫn xuất của paclitaxel mà có hiệu quả hơn cho việc điều trị nhiều loại ung thư hay làm nguyên liệu cho quá trình bán tổng hợp ra paclitaxel. Một số bài nghiên cứu trước đây đã cô lập, xác định cấu trúc và hoạt tính chống ung thư của nhiều taxane từ lá, thân và vỏ của cây Taxus wallichiana Zucc. Tuy nhiên, chưa có bài báo cáo nào nghiên cứu cụ thể về rễ của cây này ở Việt Nam.
    Vì vậy, trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của rễ cây thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) thuộc họ Thanh tùng (Taxaceae) thu nhặt tại Hồ Tiên huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng, góp phần nâng cao giá trị của cây thuốc Việt Nam.

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
    DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỔ
    ABSTRACT
    MỞ ĐẦU 1
    1. TỔNG QUAN 2
    1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT . 2
    1.1.1. Mô tả thực vật . 2
    1.1.2. Phân bố, sinh thái 3
    1.2. ĐỘC TÍNH VÀ TÍNH CHẤT DƯỢC LÍ . 4
    1.2.1. Độc tính 4
    1.2.2. Tác dụng dược lý theo kinh nghiệm dân gian . 4
    1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC . 5
    1.3.1. Thành phần hóa học có trong lá 5
    1.3.2. Thành phần hóa học có trong thân và rễ . 6
    2. NGHIÊN CỨU . 9
    2.1. GIỚI THIỆU CHUNG . 9
    2.2. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN . 9
    2.2.1. Hợp chất ZU 1 . 9
    2.2.2. Hợp chất ZU 2 . 14
    2.2.3. Hợp chất ZU 3 . 19
    2.2.4. Hợp chất ZU 4 . 24
    2.2.5. Hợp chất ZU 5 . 28
    2.2.6. Hợp chất ZU 6 . 33
    3. THỰC NGHIỆM . 38
    3.1. Các phương pháp sử dụng trong thực nghiệm 38
    3.2. Điều kiện thực nghiệm 38
    3.3. Thu hái và xử lý mẫu . 39
    3.4. Cô lập các cấu tử hóa học 41
    3.4.1. Khảo sát phân đoạn F2 41
    3.4.2. Khảo sát phân đoạn F6 42
    3.4.3. Khảo sát phân đoạn F7 43
    3.4.4. Khảo sát phân đoạn F8 44
    3.4.5. Khảo sát phân đoạn F9 46
    4. KẾT LUẬN 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH 54
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...