Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hoá học của một số cây thuộc họ na (annonaceae) và khảo sát hoạt tính độc tế b

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ NA (ANNONACEAE) VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ĐỘC TẾ BÀO, HOẠT TÍNH CHỐNG SỐT RÉT CỦA MỘT SỐ CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, ngày càng có
    nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư, HIV . Nhiều bệnh có thể gây nên
    đại dịch cho nhân loại như dịch cúm H5N1, H1N1 . Ngoài ra, vấn đề kháng
    thuốc của các loại virus cũng đang là một thách thức lớn với con người. Để
    phòng ngừa và chữa trị các loại bệnh nguy hiểm này, loài người luôn cần
    những biệt dược mới có khảnnăng điều trị hiệu quả và tránh được sự kháng
    thuốc. Hiện nay có khoảng 60% các loại thuốccó nguồn gốc từ các hợp chất
    thiên nhiên. Vì vậy, hóa học các hợp chất thiên nhiên nói chung và đặc biệt
    là hóa học các hợp chất có hoạt tính sinh học nói riêngđược sự quan tâm đặc
    biệt của các nhà khoa học. Tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu trên, trong
    khuôn khổ dự án hợp tác quốc tế Pháp-Việt: "Nghiên cứu hoá thực vật của
    thảm thực vật Việt Nam", chúng tôi đã thử hoạt tính sinh học dịch chiết của
    một số loài họ Na. Kết quả cho thấy, dịch chiết EtOAc của lá cây Giác đế
    miên (Goniothalamus tamirensisPierre), ức chế 67,5 % dòng tế bào ung thư
    KB ở nồng độ 1 g/ml. Dịch chiết EtOAc của quả cây L ãnh công lông mượt
    (FissistigmavillosissimumMerr)thể hiện hoạt tính chống sốt rét trên ký sinh
    trùng Plasmodium facilparum(ức chế 58,3 % ở nồng độ 5 g/ml).
    Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: ''Nghiên cứu thành phần hoá học của
    một số cây thuộc họ Na (Annonaceae)và khảo sát hoạt tính gây độc tế
    bào, hoạt tính chống sốt rét của một số chất phân lập được''
    2
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu lá cây Giác đế miên (Goniothalamus tamirensisPierre) và
    quả cây Lãnh công lông mượt (Fissistigmavillossimum Merr).
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    -Thu mẫu cây, xử lý, bảo quản và định danh đối tượng nghiên cứu.
    -Ngâm, chiết các mẫu thực vật để thu được các cao tương ứng.
    -Phân lập được các chất sạch từ các cao thu được.
    -Xác định công thức hoá học các hợp chất tách được.
    -Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết, một số chất phân lập được.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Các phương pháp chiết với các dung môi hữu cơ để thu được các cao.
    -Các phương pháp sắc ký,kết tinh, . để tách được các chất sạch.
    - Các phương pháp phổ chứng minh công thức cấu tạo của các hợp chất
    sạch tách được từ các đối tượng nghiên cứu.
    - Các phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào,chống sốt rét.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đóng góp mới của luận án
    Luận án đã phân lập và xác định được 44 hợp chất có trong hai đối
    tượng nghiên cứu, trong đó có 5 chất mới và một chất lần đầu tiên phân
    lập được trong tự nhiên.
    -Đây là lần đầu tiên lá cây Giác đế miên (Goniothalamus tamirensis
    Pierre) ở Quỳ châu -Nghệ An được nghiên cứu thành phần hoá học và phân
    lập được 29 hợp chất, bao gồm 12ancaloit, 1 amino axit, 6 hợp chất
    styryllacton và 10hợp chất khác.
    3
    -Trong số 29 hợp chất đã phân lập được từ lá cây Giác đế miên có một
    ancaloit là hợp chất mới có tên là 7β,11-dihydroxy-1,2,10-trimetoxy-noraporphin, một amino axit mới là: axit 3-amino-4,5-dihydroxy-7-phenyl-6-heptenoic và một chất lần đầu phân lập được trong tự nhiên 3,5-demetoxypiperolide.
    -Đây là lần đầu tiên quả cây Lãnh công lông mượt (Fissistigma
    villossimum Merr) ở Quỳ châu -Nghệ An được nghiên cứu thành phần hoá
    học và phân lập được 15 hợp chất.
    -Trong số 15 hợp chất đã phân lập được từ quả cây Lãnh công lông
    mượt có 3hợp chất mới có tên là: 1-oxo-4α,7α,11-eudesmanetriol;
    1β,4α,7α,11-eudesmanetetraol và4-O-(1,3-dihydroxyprop 2-yl)-2-metyl-1,2,3,4-tetrahydroxybutan.
    - Đã thử hoạt tính sinh học dịch chiết và một sốchất được cho thấy hợp
    chất N- nornuciferinevà chất goniothalamin cóhoạt tính gây độc tế bào
    trên dòng tế bào KB.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...