Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học có trong cây Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir, họ Thầu dầu, Euph

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU


    Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, độ cao không đều, diện tích vùng núi và vùng trung du chiếm đến 70% - với điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi tạo nên một hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Theo các số liệu thống kê mới nhất, thảm thực vật Việt Nam - nguồn tài nguyên sinh học quý giá - có trên 12000 loài, trong số đó có tới hơn 3200 loài được sử dụng làm thuốc hay thực phẩm chức năng trong Y học dân gian.
    Dân số Việt Nam gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống, từ xa xưa đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây cỏ mà Hải Thượng Lãn Ông gọi chung là Thảo dược. Từ nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng tri thức bản địa để phòng và chữa bệnh cho bản thân và cộng đồng. Ngày nay, mặc dù công nghệ tổng hợp hoá dược đã phát triển mạnh mẽ nhờ những thành tựu mang tính đột phá và hiện đại của khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu bệnh tật và làm tăng tuổi thọ của con người. Song nhu cầu sử dụng cây cỏ để làm thuốc vẫn ngày càng tăng lên, vì trong chúng có chứa những biệt dược rất khó tổng hợp, ngoài ra, việc dùng thuốc Nam hầu như không gây tác dụng phụ.
    Theo điều tra của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, ở Việt Nam số người có mầm bệnh viêm gan chiếm tỷ lệ khá lớn, nó đã trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều ngành khoa học nhằm chăm lo tốt hơn đối với sức khỏe cộng đồng. Tham gia vào việc tìm thuốc từ nguồn thực vật, Y học dân gian đã phát hiện khoảng 20 loại cây cỏ có khả năng chữa trị viêm gan, trong đó đáng chú ý là các loài thuộc chi Phyllanthus (họ Thầu dầu, Euphorbiaceae) [2].

    Cây Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir) là thực vật thuộc chi Phyllanthus được dùng trong Y học cổ truyền của Việt Nam và nhiều nước trên Thế giới. Các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc: rễ Phèn đen được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích. Lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt, còn dùng chữa bị thuốc độc mặt xám da vàng và rắn cắn. Vỏ thân dùng chữa lên đậu có mủ và tiểu tiện khó khăn.
    Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học của cây Phèn đen. Với mong muốn làm sáng tỏ kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, nâng cao tính hiệu quả, an toàn của dược liệu, đưa dược liệu vào sử dụng một cách khoa học hơn và có thể đẩy mạnh khai thác sử dụng cây thuốc này vào việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu thành phần hóa học có trong cây Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir, họ Thầu dầu, Euphorbiaceae)” - đó chính là tên của đề tài cho công trình nghiên cứu này.




    Lời cảm ơn

    Lời cam đoan

    MỤC LỤC



    Trang


    Danh mục các chữ viết tắt dùng trong luận văn

    Danh mục các bảng, hình và sơ đồ

    Mục lục

    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3


    1.1. Mô tả thực vật . 3

    1.2. Các hợp chất hoá học có hoạt tính sinh học trong chi Phyllanthus .4

    1.2.1 Một số đại diện của khung axit 4

    1.2.2 Một số đại diện của nhóm tecpenoit 6

    1.2.3 Một số đại diện của lignan .9

    1.2.4 Một số đại diện của khung flavonoit 12

    1.2.5 Một số hợp chất phenolic khác 14

    1.2.6 Một số hợp chất nhóm ankaloit 17

    1.3. Tình hình nghiên cứu hóa học của loài Phyllanthus reticulatus Poir 18

    1.4 Tác dụng sinh học của chi Phyllanthus . 19

    1.4.1 Một số công dụng của chi Phyllanthus 19

    1.4.2 Một số tác dụng dược lý của chi Phyllanthus . 21

    CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM . 22

    2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22

    2.1.1. Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu 22

    2.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết . 22

    2.1.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất . 23

    2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu . 23

    2.2.1. Dụng cụ và hoá chất . 23

    2.2.2. Thiết bị nghiên cứu . 24

    2.3. Các dịch chiết từ cây Phèn đen (Phyllanthus reticulatus P.) 25

    2.3.1. Các dịch chiết . 25

    2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết 26

    2.4. Phân lập, tinh chế các chất từ cây Phèn đen (Phyllanthus reticulatus P.) . 29

    2.4.1. Dịch chiết n-hexane (HP) . 29

    2.4.1.1 Chất HP-2 . 29

    2.4.1.2 Chất HP-4 . 30

    2.4.1.3 Chất HP-5 . 30

    2.4.2. Dịch chiết ethylacetate (EP) . 31

    CHƯƠNG III. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

    3.1. Nguyên tắc chung 32

    3.2. Phân lập và nhận dạng các hợp chất 32

    3.2.1. Chất HP-2 33

    3.2.2. Chất HP-4 . 34

    3.2.3. Chất HP-5 . 36

    KẾT LUẬN 43

    KIẾN NGHỊ . 43

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

    PHỤ LỤC 49



    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH & SƠ ĐỒ



    Trang

    Bảng 2.1: Khối lượng chất tổng số được chiết từng phân đoạn của cây Phèn đen


    Phyllanthus reticulatus P., Euphorbiaceae . . .26


    Bảng 2.2: Kết quả định tính các nhóm chất trong cây Phèn đen Phyllanthus reticulatus Poir, Euphorbiaceae 28
    Bảng 3.1: Độ chuyển dịch hóa học 13C-NMR của một số sterol trong loài


    Phyllanthus . . 35


    Bảng 3.2: Số liệu phổ NMR của HP-5 .38


    Bảng 3.3: Bảng so sánh số liệu phổ 1H và 13C-NMR (500MHz, CDCl3) của - acetylamino-phenylpropyl -benzoylamino-phenylpropinoate và chất thực nghiệm (HP-5) . 40
    Hình 1.1: Cây Phèn đen Phyllanthus reticulatus P., Euphorbiaceae 3


    Sơ đồ 2.1: Quy trình ngâm chiết mẫu .25
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...