Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hóa học có trong cây hàn the (Desmodium heterophyllum) họ cánh bướm (Papiliona

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    Việt Nam ta là một nước nhiệt đới, nóng, ẩm và mưa nhiều, có nguồn dược liệu rất phong phú, đa dạng và một nền y học dân tộc phát triển lâu đời. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng nhiều loại thảo dược trong việc dưỡng thương, trị bệnh và bồi bổ cơ thể. Như vậy, những cây thuốc dân gian đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người.
    Ngày nay, khi thuốc biệt dược của nền y học hiên đại được sử dụng rộng rãi, nhiều loài cây cỏ trong tự nhiên vẫn được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh rất có hiệu quả. Rất nhiều loại bệnh tật đã được chữa khỏi nhờ thảo dược, rất nhiều thực vật được dùng để chế biến thành thực phẩm chức năng quý giá.
    Trong thời gian qua, những hợp chất tự nhiên được phân lập từ cây cỏ đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm v.v . Mặc dù công nghệ tổng hợp hoá dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các biệt dược khác nhau sử dụng trong công tác phòng, chữa bệnh, song nhu cầu sử dụng cây cỏ xung quanh để làm thuốc cũng ngày càng tăng lên, vì khoa học hiên đại đã chứng minh được trong chúng có chứa những biệt dược rất khó tổng hợp, và hầu như rất ít khi có tác dụng phụ.
    Có nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu về cây thuốc ra đời. Việc nghiên cứu cây thuốc đã giúp cho chúng ta hiểu rõ về thành phần và cấu trúc hóa học, hoạt tính sinh học, tác dụng dược lí của cây thuốc. Trên cơ sở các nghiên cứu đó có thể tạo ra chất mới có hoạt tính sinh học cao như mong muốn để làm thuốc chữa bệnh.

    Cây hàn the là loại cây cỏ mọc hoang ở khắp nơi. Trong Y học dân tộc cây này được nhân dân dùng làm thuốc để chữa nhiều loại bệnh như: làm thuốc trong chữa sốt nóng, ho có đờm, tiêu sưng, tiêu viêm, cầm máu. Dùng ngoài giã nát đắp vết thương. Rễ làm thông hơi, bổ, lợi tiểu, lá lợi sữa. Chữa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng . Cây hàn the còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng toàn thân cây sắc nước uống chữa bí tiểu tiện, chữa sỏi thận rất có hiệu quả.
    Thực vật hàn the có nhiều ứng dụng quan trọng nhưng gần đây mới được một vài nhà khoa học các nước quan tâm chọn làm đối tượng nghiên cứu, còn ở nước ta hầu như không có công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học và dược lí học của cây hàn the.
    Với mục đích nghiên cứu và tìm hiểu thành phần hóa học các hợp chất có hoạt tính sinh học của cây hàn the, góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết về thành phần hoá học của nguồn thực vật làm thuốc phong phú và quý giá của Việt Nam. Chúng tôi chọn cây hàn the (Desmodium heterophyllum, Papilionaceac) làm đối tượng nghiên cứu cho công trình này. Tên đề tài là:“Nghiên cứu thành phần hóa học có trong cây hàn the (Desmodium heterophyllum) họ cánh bướm (Papilionaceac)








    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1

    CHưƠNG I: TỔNG QUAN . 3


    1.1. Mô tả thực vật 3

    1.2. Một số công dụng của chi Desmodium 4

    1.3.Tình hình nghiên cứu hoá học thực vật của chi Desmodium 5

    1.3.1. Một số đại diện các ancaloit. 5

    1.3.1.1. Các ancaloit có bộ khung indol 5

    1.3.1.2. Các ancaloit không chứa dị vòng hay còn gọi là các bazơ amin8

    1.3.1.3. Các ancaloit có bộ khung pirol 10

    1.3.2. Một số đại diện hợp chất flavonoit . 11

    1.3.3. Một số đại diện nhóm dẫn xuất polyphenol 16

    CHưƠNG II: THỰC NGHIỆM . 18

    2.1. Nguyên tắc chung . 18

    2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18

    2.2.1. Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu . 18

    2.2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết . 19

    2.1.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất 19

    2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu 20

    2.2.1. Dụng cụ và hoá chất 20

    2.2.2. Thiết bị nghiên cứu 20

    2.3. Các dịch chiết từ cây hàn the (Desmodium heterophyllum - Papilionaceac) 21

    2.3.1. Các dịch chiết 21

    2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết . 22

    2.3.2.1. Xác định đường khử. . 22

    2.3.2.2. Xác định định tính ankaloit. . 22

    2.3.2.3. Xác định định tính steroit . 23

    2.3.2.4. Xác định định tính flavonoit 23

    2.3.2.5. Xác định định tính poliphenol. . 23

    2.3.2.6. Xác định định tính cumarin 23

    2.3.2.7. Xác định định tính glycozit tim 24

    2.3.2.8. Xác định định tính saponin. . 24

    2.4. Phân lập, tinh chế các chất từ cây hàn the (Desmodium heterophyllum –

    Papilionaceac) 24

    2.4.1. Dịch chiết n-hexan . 24

    2.4.1.1. Chất PH1 (Stigmasterol) 25

    2.4.1.2. Chất PH2: Glycozit của stigmasterol . 25

    2.4.2. Dịch chiết Clorofom (PC1) 25

    2.4.3. Dịch chiết Etylaxetat (PE1) . 26

    CHưƠNG III: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 28

    3.1. Xác định định tính các nhóm chất thiên nhiên trong cây hàn the

    (Desmodium heterophyllum – Papilionaceac) 28

    3.2. Phân lập và nhận dạng các hợp chất có trong các dịch chiết khác nhau của cây hàn the 29
    3.2.1. Chất PH1: Stigmast-5,22-dien-24R-3 -ol 29

    3.2.2. Chất PH2: 3-O--D- glucopyranozyl stigmasterol . 32

    3.2.3. Chất PC1: -sitosterol-3--D-glucopyranozit 34

    3.2.3. Chất PE1 :8-C--D-glucopyranozyl apigenin (Vitexin) 36

    KẾT LUẬN . 40

    KIẾN NGHỊ . 40

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...