Thạc Sĩ Nghiên cứu thành phần hoá học cây Indigofera zollingeriana Miq., họ Fabaceae ở Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 12/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC
    NĂM 2011

    MỞ ĐẦU
    Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 3/4
    diện tích cả nước là núi rừng trùng điệp, địa hình chia cắt nên điều kiện khí
    hậu cũng rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu khá đặc trưng. Tất cả các
    yếu tố trên đã góp phần làm cho hệ thực vật Việt Nam rất đa dạng, phong phú
    và đặc sắc. Những dẫn liệu thống kê cho thấy, chỉ trong 50 năm, số loài cây
    cỏ làm thuốc ở nước ta đã được phát hiện tăng lên nhanh chóng (Lã Đình
    Mỡi, 2007)
    Năm 1952: Cả 3 nước Đông Dương mới thống kê được 1.350 loài cây làm thuốc.
    Năm 1986: Việt Nam thống kê được 1.836 loài cây làm thuốc.
    Năm 1996: Việt Nam thống kê được 3.200 loài cây làm thuốc.
    Năm 2005: Việt Nam thống kê được khoảng 4.000 loài cây làm thuốc.
    Những hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học được phân lập từ cây cỏ
    đã được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp (hương liệu, mỹ phẩm,
    dược phẩm, ) cũng như ngành nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
    kích thích tăng trưởng, ). Chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh,
    thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và
    mĩ phẩm. v.v.
    Kho tàng cây thuốc và bài thuốc chữa bệnh trên đất nước ta rất phong
    phú và đa dạng. Theo số liệu thống kê mới nhất có trên 12000 loài, trong đó
    có trên 3200 loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong y học dân gian [4].
    Từ cơ sở trên cho thấy, nguồn cây thuốc dân gian cũng như các bài
    thuốc của đồng bào dân tộc vẫn là kho tàng vô cùng quí giá để khám phá, tìm
    kiếm các loại thuốc mới có hiệu lực cao cho công tác phòng và chữa bệnh.
    Nghiên cứu để khai thác, kế thừa, ứng dụng và phát triển nguồn thực vật làm
    thuốc đã, đang và sẽ là vấn đề có giá trị khoa học, kinh tế và xã hội rất lớn ở
    nước ta.
    Việc nghiên cứu cây thuốc sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ về thành phần
    và cấu trúc hoá học, hoạt tính sinh học, tác dụng dược lí của cây thuốc. Từ đó,
    người ta có thể tạo ra các chất mới có hoạt tính sinh học cao hơn để làm thuốc
    chữa bệnh.
    Vị thuốc dân gian có tên là Cây thuốc dầu với tên khoa học là Indigofera
    zollingeriana Miq. thuộc chi Chàm, họ Đậu (Fabaceae) mọc hoang khá phổ biến
    ở Việt Nam. Bằng cách theo dõi trực quan, chủ quan, vị thuốc này có đặc điểm
    sinh học và thu hoạch sử dụng làm thuốc như sau: Thuộc cây lá kép, có hoa màu
    hồng, quả dài hình trụ, có thể gieo hạt hoặc triết cành để trồng nơi đất khô ráo,
    đất đỏ. Thu hoạch quanh năm, bộ phận thu hoạch là vỏ cây, thân cây, cành cây,
    lá cây.Toàn bộ đem phơi khô âm can. Có thể để dùng tươi.
    Dân gian dùng vị thuốc này để chữa chấn thương cấp phần mềm (gân,
    cơ, dây chằng) mà không cần chỉ định phẫu thuật với tác dụng giảm đau, tiêu
    viêm, chống phù nề, tan máu tụ. [2].
    Mới đây, ở Việt Nam các nhà khoa học của Viện Khoa học thể dục thể
    thao đã nghiên cứu sử dụng vị thuốc này để chữa các chấn thương cấp phần
    mềm (gân, cơ, dây chằng) với tác dụng giảm đau, tiêu viêm, chống phù nề và
    tan máu tụ mà không cần chỉ định phẫu thuật, Tuy nhiên, cây này còn ít được
    nghiên cứu về mặt hóa học cả trong và ngoài nước. Do vậy, chúng tôi chọn
    cây này làm đối tượng nghiên cứu với tên đề tài: “Nghiên cứu thành phần
    hoá học cây Indigofera zollingeriana Miq., họ Fabaceae ở Quảng Ninh
    ”.
    Với Mục đích nghiên cứu: Xác định, tìm hiểu thành phần và cấu trúc
    hoá học của các hợp chất có trong cây Indigofera zollingeriana.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...