Tiến Sĩ Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học c

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NN
    NĂM - 2012
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng vii
    Danh mục hình x
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
    4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    5 Điểm mới của luận án 4
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
    1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài 5
    1.2 Những nghiên cứu về bọ trĩ ở nước ngoài 6
    1.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ 6
    1.2.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ 8
    1.2.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ 13
    1.2.4 Những nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ 15
    1.1.5 Các biện pháp phòng chống bọ trĩ 20
    1.3 Những nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng và bọ trĩ hại lạc ở Việt Nam 29
    1.3.1 Thành phần loài bọ trĩ 29
    1.3.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ 32 ` iv
    1.3.3 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ 32
    1.3.4 Những nghiên cứu trong nước về thiên địch của bọ trĩ 33
    1.3.5 Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ trĩ hại cây trồng nói chung, cây lạc nói riêng 34
    Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
    2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 37
    2.1.2 Thời gian nghiên cứu 37
    2.2 Vật liệu dụng cụ và hóa chất nghiên cứu 37
    2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 37
    2.2.2 Các dụng cụ nuôi sâu 37
    2.2.3 Các dụng cụ pha chế thuốc hóa học 37
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 38
    2.3.1 Điều tra xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thành phần thiên địch của chúng 38
    2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom hại lạc tại Nghệ An 40
    2.3.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom hại lạc tại Nghệ An 43
    2.3.4 Điều tra diễn biến mật độ loài Frankliniella intonsa dưới ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái tại Nghệ An 45
    2.3.5 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài thiên địch 50
    2.3.6 Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom theo hướng quản lý tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế, thân thiện môi trường 51
    2.4 Phương pháp định loại mẫu 52
    2.4.1 Phương pháp làm tiêu bản mẫu bọ trĩ 52
    2.4.2 Phương pháp định loại bọ trĩ 53
    2.4.3 Phương pháp mô tả bọ trĩ 54
    2.5 Chỉ tiêu theo dõi 54
    2.6 Phương pháp tính toán số liệu 55
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
    3.1 Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, phạm vi ký chủ, tác hại và triệu trứng của bọ trĩ hại lạc 56
    3.1.1 Thành phần bọ trĩ gây hại lạc tại Nghệ An 56
    3.1.2 Bảng định loại pha trưởng thành cái các loài bọ trĩ hại lạc tại Nghệ An 59
    3.1.3 Đặc điểm hình thái của các loài bọ trĩ hại lạc tại Nghệ An 61
    3.2 Đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom 76
    3.2.1 Ký chủ và mức độ gây hại của bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom 76
    3.2.2 Vòng đời và thời gian phát dục của bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom (Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ năm 2010) 79
    3.3 Diễn biến mật độ bọ trĩ hại lạc và các yếu tố ảnh hưởng 82
    3.3.1 Ảnh hưởng của giống đến mật độ bọ trĩ F. intonsa 82
    3.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến mật độ bọ trĩ F. intonsa 84
    3.3.3 Ảnh hưởng của chân đất đến mật độ bọ trĩ F. intonsa 86
    3.3.4 Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến mật độ bọ trĩ F. intonsa 88 ` vi
    3.3.5 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến mật độ của bọ trĩ F. intonsa trên ruộng lạc. 89
    3.3.6 Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ trĩ 90
    3.4 Khả năng sử dụng thiên địch để phòng trừ bọ trĩ F.intonsa hại lạc tại Nghệ An 92
    3.4.1 Thành phần thiên địch của bọ trĩ hại lạc tại Nghệ An 92
    3.4.2 Đặc điểm hình thái của loài thiên địch bọ trĩ F.intonsa trên lạc tại Nghệ An 94
    3.4.3 Đặc điểm sinh học của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri Poppius 99
    3.4.4 Khả năng ăn bọ trĩ F. intonsa của loài bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri 106
    3.5 Biện pháp phòng chống bọ trĩ hại lạc theo hướng quản lý tổng hợp 107
    3.5.1 Luân canh cây trồng 107
    3.5.2 Dùng nylon làm hàng rào quanh ruộng 108
    3.5.3 Dùng vòi phun nước lên lá 110
    3.5.4 Biện pháp sinh học 111
    3.5.5 Bước đầu phòng chống loài bọ trĩ hại lạc F.intonsa bằng biện pháp quản lý tổng hợp 115
    3.6 Đề xuất quy trình quản lý tổng hợp bọ trĩ F. intonsa hại lạc 119
    KẾT LUẬ VÀ ĐỀ NGHỊ 122
    1 Kết luận 122
    2 Đề nghị 123
    Danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án 124
    Tài liệu tham khảo 125
    Phụ lục 137
    MỞ ĐẦU
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Cây lạc (Arachis hypogaea Linnaeus) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, đồng thời là cây cải tạo đất tốt. Chính vì vậy nhu cầu sản xuất lạc trên thế giới và Việt nam ngày càng tăng. Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung với 21,9 nghìn ha [15].
    Hiện nay sản xuất lạc ở Nghệ An và nhiều vùng trồng lạc ở nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi do làm ảnh hưởng đến năng xuất, phẩm chất lạc; trong đó vấn đề trở vấn đề trở ngại nhất là làm thế nào phát hiện sâu hại nói chung, bọ trĩ nói riêng, nẵm vững đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính, từ đó đề xuất biện phát phòng trừ sâu hại lạc một cách hợp lý.
    Thực tế cho thấy sản xuất lạc vụ xuân ở Nghệ An và những vùng trồng lạc ở nước ta khi phòng chống bọ trĩ lạc người sản xuất mới sử dụng biện pjaps hóa học là chủ yếu song vẫn khó kiểm soát được sự phát sinh gây hại của bọ trĩ, đồng thời lại giết chết nhiều loại thiên địch của chúng, tăng tính quen và chống thuốc hóa học của bọ trĩ. Số lần phun thuốc đầu vụ có xu hướng tăng lên và làm tăng nguy cơ bùng phát các loài sâu hại khác. Điều này đi ngược lại với quan điểm IPM. Sau thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật liên tục, thiếu hiểu biết, con người đã làm cho nhiều loại thiên địch của sâu hại nói chung, bọ trĩ nói riêng bị chết, sâu hại được tự do phát sinh, phát triển mạnh tạo lên những vụ dịch nghiêm trọng, khó lường. Điều này cho thấy con người đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu, nhện hại bùng phát gây thành dịch trong đó có bọ trĩ. Bọ trĩ (Bộ Thysanoptera) là côn trùng nhỏ bé, mảnh mai với đôi cánh tua (từ tiếng Hy Lạp thysanos (rìa) + pteron (cánh)). Bọ trĩ gây hại trên nhiều loài cây trồng bao gồm hơn 50 loài cây trồng thuộc 20 họ khác nhau (Wang. and Y.I Chu., 1986) [85]. Những cây trồng thường được thông báo là bị hại nặng như: lạc, ớt, khoai tây, thuốc lá, lạc, cây họ cà và cây họ đậu. Bọ trĩ là dịch hại chủ yếu trên lá của dưa hấu, lạc dưa chuột và ớt ở Hawaii. Cho đến nay khoảng 5.000 loài bọ trĩ đã được mô tả.
    Theo Inoue et.al., (2001) [51]. Bên cạnh sự gây hại trực tiếp trên cây trồng, bọ trĩ còn tạo ra các vết thương làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây, đặc biệt chúng là môi giới truyền bệnh virut từ cây này sang cây khác.
    Ở Việt nam nghiên cứu về loài bọ trĩ hại cây trồng nói chung, cây lạc nói riêng còn rất hạn chế, cho đến nay mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng như: (Phạm Thị Vượng, 1998 [16]; (Hà Quang Hùng, 2000 [5]). Yorn Try (2008) [17], Hà Quang Dũng (2008) [4] Hơn nữa những nghiên cứu này chỉ dừng ở điều tra cơ bản như xác định thành phần, bước đầu tìm hiểu về đặc điểm sinh học sinh thái của một số loài bọ trĩ chính gây hại đậu rau, bông, cây có múi.
    Xuất phát từ thực tiễn sản xuất lạc hiện nay, việc nghiên cứu thành phần, đặc tính sinh học, sinh thái của loài bọ trĩ chính, từ đó đề xuất biện pháp phòng chống bọ trĩ có hiệu quả theo hướng quản lý tổng hợp sâu hại lạc, đặc biệt ứng dụng biện pháp sinh học là rất cần thiết. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An
    2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
    2.1 Mục đích của đề tài
    Trên cơ sở xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ chính hại lạc tại Nghệ An và vai trò của loài thiên địch có ý nghĩa trong điều hòa số lượng bọ trĩ hại lạc, từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ theo hướng quản lý tổng hợp (IPM) tại Nghệ An đạt hiệu quả kinh tế, thân thiên với môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...