Luận Văn Nghiên cứu thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai với sự trợ giúp của phần mềm ArcGIS (Thử nghiệm tại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đối với bất kỳ quốc gia nào thì đất đai là tài sản vô cùng quý giá, là nguồn tư liệu chính của sản xuất đầu vào do đó đất đai là vấn đề được quan tâm hàng đầu, ở nước ta cũng vậy, Luật đất đai cũng đã chỉ rõ “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở văn hoá, an ninh, quốc phòng. Do đó công tác quản lý đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về các vấn đề xã hội, và việc sử dụng và quản lý đất đai ở nước ta đã được đưa vào hiến pháp và nhiều Nghị quyết của Đảng để đảm bảo đất đai được sử dụng một cách khoa học và hiệu quả nhất.
    Thị trường bất động sản (BĐS) có tầm quan trọng trong nền kinh tế, kể cả với nền kinh tế chuyển đồi theo hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nó là một mắt xích quan trọng trong hệ thống các thị trường ở Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây khi mà nhu cầu nhà ở tăng cao tập trung ở các thành phố lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và đời sống của người dân do đó nhu cầu thông tin về đất đai, đặc biệt là giá đất luôn luôn được người dân quan tâm, trong khi đó thông tin về bất động sản luôn luôn thiếu và thiếu tin cậy, nhưng nó vẫn là một thị trường sôi động và hấp dẫn, mới đây ngày 01/01/2010 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội mới công bố chính thức khung giá đất mới. Theo luật định thì giá đất công bố phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Để thị trường BĐS phát triển một cách lành mạnh thì yêu cầu thông tin phải rõ ràng, đầy đủ và người quản lý phải nắm chắc được toàn bộ quỹ đất trong phạm vi của mình, hệ thống bản đồ vùng giá trị đất đai sẽ đáp ứng được yêu cầu đó, dựa vào bản đồ này người ta có thể thống kê được tổng giá trị quỹ đất trong từng khu vực hay trên toàn lãnh thổ. Qua đó người quản lý có cái nhìn tổng quát, nắm được tình hình chung của quỹ đất từ đó lựa chọn những chính sách đúng đắn nhằm quản lý đất đai một cách hiệu quả. Đồng thời bản đồ vùng giá trị đất đai còn giúp những người tham gia thị trường BĐS nắm được những thông tin phục vụ mục đích của mình.
    Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì sự xâm nhập và hỗ trợ của nó gần như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời sống con người, công nghệ thông tin đối với quản lý Nhà nước về đất đai cũng vậy. Trong đó công nghệ GIS với khả năng quản lý và thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai và khả năng liên kết với các hệ thống thông tin có liên quan vừa giúp người quản lý, người sử dụng có thể tra cứu các thông tin cần thiết về tổng giá trị đất đai, giá đất và các yếu tố khác một cách tiện lợi, tin cậy và đầy đủ, giúp cán bộ địa chính dễ dàng cập nhật chỉnh lý bản đồ hàng năm góp phần xây dựng hệ thông thông tin về BĐS trở thành một hệ thống thông tin hiện đại và thống nhất.
    Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai với sự trợ giúp của phần mềm ArcGIS (Thử nghiệm tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội)”.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
    Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học lý luận và phương pháp thành lập, quản lý bản đồ vùng giá trị đất đai bằng công nghệ GIS, trên cơ sở đó thử nghiệm thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Để đạt được mục tiêu trên cần đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau :
    - Tìm hiểu bản chất của giá đất, xác định được các nhân tố tạo thành và ảnh hưởng tới giá đất, hệ thống các phương pháp định giá đất.
    - Tìm hiểu khái niệm cơ bản bản đồ vùng giá trị đất đai.
    - Tổng hợp các kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cơ sở lý luận của phép nội suy sử dụng trong thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai.
    - Thử nghiệm xây dựng bản đồ vùng giá trị đất đai tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Một số các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài:
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    - Phương pháp điều tra thu thập thông tin thị trường, điều tra khảo sát thực địa tìm hiểu khu vực nghiên cứu.
    - Phương pháp so sánh dữ liệu thị trường.
    - Phương pháp phân tích không gian.
    - Phương pháp bản đồ và GIS.
    4. Cấu trúc của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, đề tài gồm 3 chương :
    Chương 1: Tổng quan về giá đất và định giá đất.
    Chương 2: Ứng dụng phần mềm ArcGIS trong thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai.
    Chương 3: Thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.





    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ GIÁ ĐẤT VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẤT 4

    1.1 Cơ sở khoa học hình thành giá đất 4
    1.2. Định giá đất : 8
    1.3. Các phương pháp định giá đất. 11
    1.4. Cơ sở của việc xác định giá đất 13
    1.5. Khái niệm về bản đồ vùng giá trị đất đai. 14
    1.6. Mục đích thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai. 14
    CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS TRONG VIỆC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ VÙNG GIÁ TRỊ ĐẤT ĐAI 16
    2.1 Giới thiệu về phần mềm ArcGIS 16
    2.2 Phương pháp thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai theo khung giá Nhà nước: 17
    2.3 Phương pháp thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai theo khung giá thị trường .21

    CHƯƠNG 3:THÀNH LẬP BẢN ĐỒ VÙNG GIÁ TRỊ ĐẤT ĐAI NĂM 2010 PHƯỜNG HẠ ĐÌNH, QUẬN THANH XUÂN, TP HÀ NỘI. 19
    3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến giá đất ở phường Hạ Đình. 19
    3.2. Thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai phường Hạ Đình theo khung giá Nhà nước năm 2010 21
    3.3.Thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai Phường Hạ Đình theo khung giá thị trường năm 2010 36
    3.4. So sánh giá đất theo khung giá Nhà nước và khung giá thị trường 42
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...