Thạc Sĩ Nghiên cứu thảm thực vật khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Đặt vấn đề
    Tỉnh Ninh Thuận thuộc miền duyên hải trung bộ Việt Nam. Đây là một trong những tỉnh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt vào bậc nhất trong cả nước: nắng gió quanh năm, mùa khô hạn kéo dài, nóng như “rang”, lượng mưa thấp nhất trên toàn quốc. Huyện Ninh Hải ở ven biển phía Bắc tỉnh Ninh Thuận, với tổng chiều dài 60km bờ biển, nơi đây hội tụ đầy đủ và đặc sắc nhất mọi điều kiện khắc nghiệt của Ninh Thuận, biểu hiện bằng việc hình thành thảm thực vật khô hạn đa dạng ven biển đặc trưng.
    Thảm thực vật ven biển nhiệt đới, trong đó rừng khô hạn là một sinh cảnh hết sức độc đáo, hấp dẫn với nhiều nhà khoa học thế giới. Chúng có những đặc điểm sinh học rất đặc biệt, vừa thích ứng với môi trường đặc biệt khô hạn vừa đa dạng về hình thái, dạng sống và sự phát triển. Chúng có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân trong vùng, là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật quí hiếm. Đặc biệt rừng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải có vai trò to lớn trong việc tạo lập một sinh cảnh phong phú, bảo vệ bền vững các vùng cát ven biển, cải thiện môi trường để mở rộng diện tích lục địa, làm bình phong chống gió bão, ngăn cản sự sa mạc hóa lấn vào đất liền. Ngoài tác dụng to lớn gìn giữ sự cân bằng sinh thái tự nhiên và phát triển bền vững của vùng ven biển. Rừng khô hạn ven biển còn chứa đựng nhiều loài cây quí hiếm, cây bản địa có giá trị nghiên cứu khoa học và là nơi bảo tồn các nguồn gen chịu hạn nhiệt đới ven biển. Do đặc điểm đặc sắc này, chính phủ đã đồng ý để UBND tỉnh Ninh Thuận thành lập Vườn Quốc gia (VQG) Núi Chúa, nhằm tạo điều kiện bảo tồn nguồn đa dạng sinh học phong phú và đặc sắc có một không hai của cả nước để nghiên cứu, bảo vệ và tôn tạo loại rừng khô hạn này.
    Nhận thấy hệ thực vật vùng ven biển huyện Ninh Hải đặc trưng điển hình cho một khu hệ sinh học khô hạn của tỉnh và cả nước, có đầy đủ các giá trị về bảo tồn, đa dạng sinh vật và hệ sinh thái nên chúng tôi thấy có thể
    nghiên cứu sâu hơn về các loại hình rừng trong bối cảnh thảm thực vật khô hạn, để góp phần bảo vệ tốt sinh cảnh khô hạn và bảo tồn các loài thực vật đặc hữu cũng như nguồn gen chịu hạn quí hiếm nơi đây. Đề tài của luận văn mang tên: “Nghiên cứu thảm thực vật khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận”.

    Mục đích nghiên cứu đề tài
    Xuất phát từ quan điểm Thảm thực vật là tấm gương phản ánh trung thành nhất của ngoại cảnh trong đó chế độ mưa, độ ẩm, đặc biệt là chỉ số khô hạn là nhân tố quyết định các kiểu thảm thực vật, cùng với các khảo cứu bước đầu, mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những đặc điểm về hình thái của các loài cây vùng khô hạn ven biển, sự phân bố, sự ảnh hưởng của điều kiện đặc biệt khắc nghiệt này đến sự hình thành các kiểu rừng khô hạn đặc trưng. Trên cơ sở khảo sát các đặc điểm về dạng sống, về cơ quan dinh dưỡng, đề tài cũng bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thích nghi của hệ thực vật với các điều kiện đặc biệt khắc nghiệt của môi trường: nắng, nóng, khô hạn, cát trắng bạc màu, đất đai khô cằn.

    Những đóng góp của luận văn:
    - Xây dựng danh lục thực vật vùng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh thuận, sắp xếp theo họ, bộ trong hệ thống sinh tiến hoá.
    - Mô tả theo các phiếu điều tra, định danh theo các danh pháp khoa học, bổ sung bằng các bộ ảnh màu, bộ tiêu bản của các loài thực vật đặc trưng cho vùng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận.
    - Khảo sát, xác định các đặc điểm thích nghi, sự biến đổi về hình thái các loài cây trong hoàn cảnh khô hạn.
    - Điều tra thu thập tài liệu trên toàn bộ địa bàn rừng khô hạn, thu thập tài liệu trên ô tiêu chuẩn, định hình cho các trạng thái rừng để có cơ sở nhận định về cấu trúc và kết cấu của các kiểu rừng thuộc thảm thực vật rừng khô hạn.
    - Thống kê các loài cây đặc hữu, quí hiếm, có giá trị kinh tế để góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật vùng khô hạn, bảo tồn đa dạng sinh học, của hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển cực Nam Trung Bộ.
    - Tạo cơ sở cho việc tuyên truyền giáo dục, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời gợi ý một số sinh cảnh khô hạn, có cảnh quan đẹp, có ý nghĩa giáo dục, phục vụ tham quan, phát triển du lịch sinh thái. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài “Nghiên cứu thảm thực vật khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận”. Chỉ khảo sát những sinh cảnh thuộc thảm thực vật khô hạn nằm ven theo chiều dài bờ biển từ độ cao 300m trở xuống, dọc theo tỉnh lộ 702 về hướng Đông Bắc (có bản đồ khoanh vùng nghiên cứu).

    Tính cấp thiết và thiết thực của đề tài
    Trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, VQG Núi Chúa, phối hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, đã tiến hành điều tra, khảo sát, lập danh lục động vật, thực vật, như một tài liệu khoa học ban đầu phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong những năm tiếp theo. Hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận, ít nhiều đã có sự tác động của con người ở những mức độ khác nhau, có nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt, giảm số cá thể rõ rệt. Hơn nữa, hệ sinh thái rừng khô hạn rất nhạy cảm, dễ bị hủy hoại và khả năng phục hồi là rất khó. Do đó việc nghiên cứu thảm thực vật nhằm hướng tới việc giáo dục, bảo vệ các nguồn gen chịu hạn, phục hồi, tạo điều kiện phát triển những loài quí hiếm, đặc hữu, tiêu biểu cho rừng khô hạn tỉnh nhà là rất cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...