Luận Văn Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An giang đối với vấn đề đọc sách

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1 GIỚI THIỆU


    1.1 Cơ sở hình thành đề tài

    Chúng ta đang sống trong một xã hội với tốc độ phát triển nhanh, phải đối mặt và xử lý vô vàn các thông tin, sự việc khác nhau. Các bạn trẻ ngày nay thường thích những gì nhanh gọn như sử dụng thức ăn nhanh, những quán net siêu tốc nên việc dành thời gian cho việc đọc sách là rất ít hoặc thậm chí là không có. Biết rằng trong xã hội mà công nghệ thông tin đang phát triển các bạn có thể nắm bắt mọi thông tin nhanh nhất nhưng có những điều mà ta không bao giờ biết được nếu không có sách.

    Đọc sách không chỉ giúp bổ sung kiến thức, mở rộng tầm nhìn ra ngoài thế giới mà còn giúp ta tiếp cận những giá trị văn hóa, những tri thức được kết tinh trong đó. Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, không chỉ là kiến thức mà đọc sách là phương pháp rèn luyện tư duy, tính kiên nhẫn và óc sáng tạo cho con người. Nhưng ngày nay có rất ít các bạn trẻ quan tâm đến điều đó, phần đông trong số họ là những sinh viên, học sinh. Chưa cần nói đến các sách bên ngoài ngay cả những sách giáo trình liên quan đến bài học của mình sinh viên cũng rất ít đọc. Đa số các sinh viên cho rằng cuộc sống hiện đại với đa dạng kênh thông tin thì xem tivi, nghe đài, lướt web hấp dẫn hơn nhiều so với việc đọc sách. Một số khác thì cho rằng giá cả của nhiều loại sách không phù hợp với túi tiền của sinh viên. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề trên. Việc hình thành đề tài “nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường đại học An Giang đối với vấn đề đọc sách báo” là cơ sở cần thiết cho việc xác định nhu cầu đọc sách của sinh viên trường đại học An Giang.

    1.2 Mục tiên nghiên cứu

    - Mô tả thái độ của sinh viên trường đại học An Giang đối với vấn đề đọc sách.

    - Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần giúp sinh viên quan tâm đến sách nhiều hơn.

    1.3 Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thái độ đọc sách báo của sinh viên trường đại học An Giang.

    Đối tượng nghiên cứu là sinh viên thuộc trường đại học An Giang.

    Không gian nghiên cứu là những sinh viên đang học khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD.

    Thời gian tiến hành nghiên cứu sẽ giới hạn trong khoảng cuối tháng 02/2010 đến đầu tháng 05/2010.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước sơ bộ và chính thức.



    Nghiên cứu sơ bộ thông qua cuộc thảo luận với 5 sinh viên dựa trên dàn bài thảo luận đã phác thảo trước xoay quanh vấn đề nghiên cứu.

    Nghiên cứu chính thức bắt đầu bằng việc phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh với khoảng 100 sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD.

    Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Trong 5 nghành của khoa Kinh tế - QTKD mỗi ngành chọn ra 20 sinh viên để phỏng vấn. Như vậy cỡ mẫu được chọn là 100 và được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

    1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

    Kết quả của việc nghiên cứu đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho trường đại học An Giang trong việc tìm hiểu thói quen đọc sách của sinh viên. Tăng cường cung cấp những loại sách mà sinh viên cần thiết để đáp ứng nhu cầu về sách cho sinh viên và làm đa dạng thêm các loại sách cho thư viện trường Đại học An Giang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...