Báo Cáo Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hà

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1.Cơ sở hình thành đề tài :

    Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, Việt Nam ngày càng mở rộng mối quan hệ về mọi mặt với tất cả các nước trên thế giới, trở thành viên của tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), mở rộng cánh cửa thị trường, giao thương với tất cả các nước. Điều này dẫn đến, hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều với giá cả cạnh tranh, chất lượng lại tốt hơn, lại được hưởng ưu thế từ việc hàng rào thuế quan dỡ bỏ dần. Nhà nước do bị ràng buộc vào những cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã không thể tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ các doanh nghiệp trong nước như trước.

    Trong khi đó, hàng nội địa vẫn chưa tạo được lòng tin trong người tiêu dùng, thương hiệu để lại trong lòng người tiêu dùng quá ít. Điều này là do một số nhà sản xuất sau khi có được một số mặt hàng bán chạy, được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm đã vội vàng qua mặt người tiêu dùng để sản xuất nhiều mặt hàng: cẩu thả, không chất lượng, có hại cho sức khoẻ đã khiến người tiêu dùng quay lưng với hàng Việt. “Theo kết quả điều tra tiến hành tại 16 nước châu Á của Tập đoàn Grey Group (Mỹ), có đến 77% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài và là nước có tỷ lệ chọn hàng ngoại thuộc hàng cao nhất thế giới. Đây là con số đáng báo động cho doanh nghiệp Việt”.

    (Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/doisong/8049/)

    Sau một thời gian xác định được vị trí của mình ở thị trường nước ngoài mà bỏ ngỏ thị truờng trong nước giờ đây các doanh nghiệp Việt Nam đã quay lại dành lấy thị phần của mình. Bằng cách xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm đối với người tiêu dùng qua các sản phẩm mang thương hiệu “Made in Vietnam”. Quyết tâm thay đổi tâm lý từ “ sùng thương hiệu ngoại” sang “người Việt dùng hàng Việt”. Cuộc vận động “người Việt dùng hàng Việt”được Bộ Chính trị kết luận trong Văn bản số 264 ban hành ngày 31/7/2009. Chương trình đang diễn ra sôi nổi trong cả nước, thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Vậy thái độ của người tiêu dùng đối với chương trình này như thế nào? Đây là cơ sở để hình thành đề tài: “Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình người Việt dùng hàng Việt”.

    1.2.Mục tiêu nghiên cứu :

    Vấn đề nghiên cứu nhằm hướng đến những mục tiêu sau :

    + Nhận biết thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình”người Việt dùng hàng Việt “.

    + Nhận biết mức độ hài lòng người người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với hàng Việt





    1.3.Phạm vi và phương pháp nghiên cứu :

    Chương trình “người Việt dùng hàng Việt” diễn ra trên toàn quốc nhưng đề tài chỉ giới hạn tiến hành khảo sát thái độ của người tiêu dùng đang sinh sống tại Thành phố Long Xuyên.

    Hiện nay, thành phố Long Xuyên chia ra nhiều phường, nhưng chỉ tập trung 4 phường gần trung tâm thành phố nhất đó là : Mỹ Xuyên, Mỹ Long, Mỹ Bình và Bình Khánh, cỡ mẫu được chọn cho nghiên cứu này là 80 mẫu, tức là mỗi phường sẽ là 20 mẫu.

    Đề tài được thực hiện thông qua 2 bước – nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính, để khai thác xung quanh những vấn đề nghiên cứu. Kết quả của lần nghiên cứu này, sẽ là bảng câu hỏi phỏng vấn về thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”. Nghiên cứu chính thức bắt đầu phỏng vấn 10 người, nhằm kiểm định lại. Sau đó với bảng câu hỏi hoàn chỉnh, tiến hành phỏng vấn 80 người, phương pháp lấy mẫu là phương pháp lấy mẫu cụm. Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý, làm sạch, phân tích bằng Excel.

    1.4.Ý nghĩa thực tiễn:

    Góp phần tạo nguồn thông tin cho các doanh nghiệp Việt có cái nhìn tổng quát về thái độ của người tiêu dùng về chương trình “ người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Từ đó, thấy được hiệu quả của chương trình về mặt nhận thức, tình cảm và hành vi đã và sẽ đáp lại đối với chương trình. Từ việc biết rõ thái độ của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc cải tiến chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ, cải tiến chất lượng kinh doanh, để người Việt sẽ đón nhận hàng do doanh nghiệp của Việt sản xuất ra một cách tự nguyện, đầy cảm hứng, hướng về hàng hóa mang thương hiệu Việt .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...