Báo Cáo Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với trung tâm niit angimex

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trung tâm NIIT ANGIMEX là trung tâm công nghệ thông tin trực thuộc công ty Xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) được thành lập và đi vào hoạt động năm 2004, chức năng hoạt động chính của Trung tâm là liên kết với tập đoàn NIIT Ấn Độ đào tạo lập trình viên quốc tế.

    Học viên chính của Trung tâm hiện nay là: nhân viên trong các công ty, doanh nghiệp, những người học tự do để nâng cao trình độ, sinh viên Phần lớn trong số họ hiện đang học tập, làm việc tại TP. Long Xuyên và có thu nhập khá. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy học sinh phổ thông tại TP. Long Xuyên là một đối tượng khá quan trọng mà Trung tâm cần phải tìm hiểu đến vì họ là những người đang bắt đầu tìm hiểu về các trung tâm đào tạo để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong tương lai và với nguồn lực hiện nay Trung tâm có thể thiết kế các chương trình đào tạo ngắn hạn thích hợp với học sinh phổ thông để thu hút họ học tại Trung tâm. Vì thế, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ học sinh phổ thông đối với Trung tâm”để tìm hiểu về: sự hiểu biết của học sinh về Trung tâm, tình cảm và xu hướng hành động có liên quan đến Trung tâm.

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh phổ thông tại 3 trường: THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, THPT Long Xuyên, THPT Khuyến Học. Cỡ mẫu nghiên cứu 120 mẫu, trong đó mỗi trường có số lượng mẫu ngang nhau là 40 mẫu/ trường.

    Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp thảo luận tay đôi với dàn bài thảo luận để thu nhận các ý kiến làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi. Nghiên cứu chính thức chia thành hai giai đoạn lấy mẫu: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức. Kết quả của giai đoạn chính thức được tổng hợp, xử lý với công cụ hỗ trợ bằng phần mềm Excel và SPSS 13.0

    Kết quả nghiên cứu được phân tích theo từng thành phần của thái độ: hiểu biết, cảm xúc, xu hướng hành vi. Nội dung phân tích chủ yếu: mô tả các thành phần của thái độ và sự khác biệt tình cảm, xu hướng giữa các học sinh thuộc nhóm đối tượng khác nhau.

    Từ các kết quả của nghiên cứu chính thức ta thấy: Học sinh phổ thông tại các trường lấy mẫu nhận biết khá tốt về các hoạt động, dịch vụ của Trung tâm, nhất là các chương trình học bổng, chiêu sinh được nhiều học sinh biết đến nhất. Tuy nhiên, về học phí thì nhận được sự đánh giá là học phí khá cao so với thu nhập của người dân An Giang và các thông tin do Trung tâm cung cấp còn khá ít nên học sinh không hiểu rõ hết về các dịch vụ Trung tâm có thể thực hiện cho học viên. Hai xu hướng hành vi được nhiều học sinh đồng tình nhất là: sẽ đăng ký học tại Trung tâm khi có điều kiện và sẽ tiếp tục tìm hiểu về Trung tâm. Đối với phân tích sự khác biệt: nhóm học sinh thuộc Trường THPT Long Xuyên có thái độ tốt nhất đối với Trung tâm kế đến là trường THPT Khuyến Học, đối với xếp loại học lực thì học sinh loại khá là có tình cảm nhiều nhất với Trung tâm, theo phân nhóm chi tiêu hàng tháng thì nhóm có chi tiêu thấp (dưới 500 ngàn đồng) lại là nhóm có xu hướng giới thiệu bạn bè đến học tại Trung tâm nhiều nhất.

    Sau cùng, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp Trung tâm thu hút sự quan tâm của học sinh đến Trung tâm: mở các lớp học ngắn hạn phù hợp với học sinh phổ thông, tạo niềm tin vào chất lượng của Trung tâm, tăng cường cung cấp thông tin về Trung tâm, tổ chức các chương trình học bổng hoặc hỗ trợ việc đóng học phí cho học viên, tạo sân chơi cho học viên và tìm cách quảng bá các sân chơi đó ra bên ngoài.



    MỤC LỤC

    TÓM TẮT

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    Trang

    Chương 1: TỔNG QUAN 1

    1.1 Cơ sở hình thành . 1

    1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu . . 2

    1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu . 2

    1.2.2 Phạm vi nghiên cứu . . 2

    1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu . 2

    1.4 Kết cấu đề tài . 3

    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 4

    2.1 Giới thiệu . 4

    2.2 Thái độ . 4

    2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ . 5

    2.3.1 Yếu tố văn hóa . . 5

    2.3.2 Yếu tố xã hội . 6

    2.3.3 Yếu tố cá nhân 7

    2.3.4 Yếu tố tâm lý 8

    2.4 Mô hình nghiên cứu . 9

    2.5 Tóm tắt . 11

    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 12

    3.1 Giới thiệu . 12

    3.2 Tổng thể nghiên cứu . . 12

    3.3 Thiết kế nghiên cứu . 14

    3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 16

    3.3.2 Nghiên cứu chính thức . 16

    3.4 Thang đo 20

    3.5 Tóm tắt . 21


    Chương 4: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX 22

    4.1 Giới thiệu . 22

    4.2 Lịch sử hình thành . 22

    4.3 Quá trình phát triển . . 24

    4.4 Kết quả hoạt động qua các năm . 25

    Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . . 26

    5.1 Giới thiệu . 26

    5.2 Kết quả thu thập, xử lý số liệu . 26

    5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu . 29

    5.3.1 Thành phần hiểu biết . 29

    5.3.2 Thành phần tình cảm . 33

    5.3.2.1 Phân tích mô tả thành phần tình cảm . . 33

    5.3.2.2 Sự khác biệt về cảm tình của học sinh đối với Trung tâm 37

    5.3.3 Thành phần xu hướng hành vi 40

    5.3.3.1 Phân tích mô tả thành phần xu hướngnhành vi 41

    5.3.3.2 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với Trung tâm 44

    5.4 Tóm tắt . 47

    Chương 6: Ý NGHĨA VÀ KẾT KUẬN . 48

    6.1 Giới thiệu . 48

    6.2 Các kết quả chính của nghiên cứu . 48

    6.2.1 Kết quả phân tích mô tả các thành phần của thái độ 48

    6.2.2 Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các thành phần của thái độ 49

    6.3 Các biện pháp có thể tác động đến thái độ của học sinh . 49

    6.4 Hạn chế của đề tài . . 51

    PHỤ LỤC

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...