Luận Văn Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN
    1.1 Cơ sở hình thành.
    Tốc độ phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin như hiện nay đã kéo theo sự phát triển nhanh của rất nhiều lĩnh vực khác trong xã hội như: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế, xã hội theo xu hướng “thời đại số”. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp cho mọi người đến gần nhau hơn, tổ chức quản lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, các hệ điều hành (windows XP, windows Vista), các phần mềm ứng dụng (phần mềm quản lý nhân lực, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nguồn cung ứng, ) liên tục được cải tiến nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu phát triển của con người. Lĩnh vực Công nghệ thông tin ngày càng trở nên cần thiết trong cuộc sống, nó luôn luôn chờ đợi sự khám phá, vận dụng phát triển của con người.
    Song song với hội nhập kinh tế là hội nhập về văn hóa giữa Việt Nam với các nước phát triển đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách sống của người dân Việt Nam nói chung và nguời dân An Giang nói riêng, họ ngày càng thích học hỏi và làm việc trong những ngành nghề mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta như hiện nay: ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kinh tế, cho thấy nhu cầu học Công nghệ thông tin trong Tỉnh sẽ ngày càng tăng cao. Đồng thời, tiềm năng phát triển của các tỉnh Đồng bằng sông cửu long nói chung và An Giang nói riêng đang được khai thác, phát triển nhằm thu hút vốn đầu tư của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương sẽ tăng theo tốc độ đầu tư của các công ty. Đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ về Công nghệ thông tin hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của các công ty lớn trong Tỉnh. Đó chính là, cơ hội thuận lợi cho các trường, trung tâm đào tạo việc làm trong và ngoài nước mở rộng đầu tư vào An Giang.
    Trong ngành giáo dục và đào tạo, khách hàng hiện nay rất quan tâm đến chất lượng đào tạo giữa các trường với nhau. Xu hướng so sánh lựa chọn nơi đào tạo phù hợp với mức đầu tư vào học tập của họ sẽ ngày càng cao. Bên cạnh đó, có rất nhiều tổ chức đào tạo nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam ngày càng gia tăng: NIIT, Aptech, Đại học Troy (Hoa Kỳ) vì thế môi trường giáo dục ở Việt Nam sẽ mang tính cạnh tranh ngày càng cao. Hiện nay, Trung tâm NIIT ANGIMEX không chỉ cạnh tranh với đối thủ chính là Aptech An Giang mà còn cạnh tranh với nhiều đối thủ khác ở thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế đòi hỏi Trung tâm phải không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng các chuyên ngành đào tạo của mình để thu hút học viên, hạn chế các trường hợp học viên đổ xô đăng ký học ở các thành phố lớn.
    Trong nhóm khách hàng của Trung tâm, học sinh phổ thông chính là những khách hàng tiềm ẩn rất quan trọng vì quyết định lựa chọn Trung tâm đào tạo nghề của học sinh sẽ ảnh hưởng đến lượng học viên của Trung tâm trong tương lai. Vì thế, trong số các yếu tố tác động đến hành vi quyết định lựa chọn nơi đào tạo của học sinh thì thái độ của học sinh đối với trường, trung tâm đào tạo sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Để giúp Trung tâm hiểu được thái độ của học sinh phổ thông tại TP. Long Xuyên đối với các hoạt động, dịch vụ của NIIT ANGIMEX trong thời gian qua và để xác định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng này, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
    1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
    1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm đạt được các mục tiêu sau:
    Tìm hiểu, phân tích thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm trong thời gian qua nhằm đánh giá mức độ quan tâm của học sinh đối với Trung tâm hiện nay. Dự kiến các hành vi của học sinh có liên quan đến Trung tâm trong tương lai.
    Nghiên cứu mô hình tác động đến thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm bằng cách phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu để thấy được sự đánh giá khác nhau giữa các nhóm học sinh trong từng nhóm phân loại, từ kết quả này ta có thể đưa ra biện pháp tác động lên thái độ của học sinh thuộc nhóm phân loại đó.

    MỤC LỤC
    TÓM TẮT
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    Trang
    Chương 1: TỔNG QUAN 1
    1.1 Cơ sở hình thành 1
    1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2
    1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
    1.4 Kết cấu đề tài 3
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
    2.1 Giới thiệu 4
    2.2 Thái độ 4
    2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 5
    2.3.1 Yếu tố văn hóa 5
    2.3.2 Yếu tố xã hội 6
    2.3.3 Yếu tố cá nhân 7
    2.3.4 Yếu tố tâm lý 8
    2.4 Mô hình nghiên cứu 9
    2.5 Tóm tắt 11
    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    3.1 Giới thiệu 12
    3.2 Tổng thể nghiên cứu 12
    3.3 Thiết kế nghiên cứu 14
    3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 16
    3.3.2 Nghiên cứu chính thức 16
    3.4 Thang đo 20
    3.5 Tóm tắt 21

    Chương 4: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX 22
    4.1 Giới thiệu 22
    4.2 lịch sử hình thành 22
    4.3 Quá trình phát triển 24
    4.4 Kết quả hoạt động qua các năm 25
    Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
    5.1 Giới thiệu 26
    5.2 Kết quả thu thập, xử lý số liệu 26
    5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 29
    5.3.1 Thành phần hiểu biết 29
    5.3.2 Thành phần tình cảm 33
    5.3.2.1 Phân tích mô tả thành phần tình cảm 33
    5.3.2.2 Sự khác biệt về cảm tình của học sinh đối với Trung tâm 37
    5.3.3 Thành phần xu hướng hành vi 40
    5.3.3.1 Phân tích mô tả thành phần xu hướngnhành vi 41
    5.3.3.2 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với Trung tâm 44
    5.4 Tóm tắt 47
    Chương 6: Ý NGHĨA VÀ KẾT KUẬN 48
    6.1 Giới thiệu 48
    6.2 Các kết quả chính của nghiên cứu 48
    6.2.1 Kết quả phân tích mô tả các thành phần của thái độ 48
    6.2.2 Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các thành phần của thái độ 49
    6.3 Các biện pháp có thể tác động đến thái độ của học sinh 49
    6.4 Hạn chế của đề tài 51
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...