Luận Văn Nghiên cứu tạo loại hạt khoáng dinh dưỡng cho các cây kiểng thủy canh và ứng dụng vào các loại hệ th

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thủy canh là một kĩ thuật đã được con người áp dụng từ rất lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, thủy canh cây trồng cũng có từ lâu nhưng quy mô nhỏ; kỹ thuật đơn giản. Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật thủy canh. Hướng đến sự thuận tiện và tăng tính thẩm mỹ cho các chậu cây thủy canh, người ta nghiên cứu tạo ra tạo nên các loại hạt khoáng cố định. Nó có nhiều ưu điểm như: dễ vận chuyển, bảo quản; cung cấp dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng tốt; sau một thời gian sử dụng, hạt khoáng cố định sẽ hoàn toàn phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường. Trong cuốn luận văn này, tôi thực hiện các thí nghiệm nhằm xác định các thông số tối ưu để tạo nên hạt khoáng như sau:
     Trong số 9 loại dung dịch khảo sát, dung dịch MS ¼ thích hợp nhất để cây đậu xanh 7 ngày tuổi phát triển.
     Trong dãy nồng độ từ 1 – 2% (5 nồng độ), nồng độ alginate 1% thích hợp nhất để cố định chất dinh dưỡng.
     Trong 2 loại hạt khoáng có đường kính khác nhau, hạt khoáng có đường kính 4mm thích hợp để thủy canh cây đậu xanh 7 ngày tuổi.
     Hạt khoáng cố định đã xác định các thông số (tỉ lệ các chất khoáng, tỉ lệ alginate, đường kính hạt) bước đầu thử nghiệm thủy canh cây đậu xanh 7 ngày tuổi cho những kết quả rất khả quan, mở ra hướng mới cho kỹ thuật thủy canh, đặc biệt là áp dụng cho việc thủy canh cây kiểng.
    Nội dung nghiên cứu: Bao gồm 3 nội dung chính:
    1) Tìm hiểu kiến thức về thủy canh cây trồng và dinh dưỡng trong thủy canh cây
    trồng, đặc điểm sinh thái và sinh trưởng của cây đậu xanh, đặc điểm của algi-
    nate. Kiến thức này làm nền tảng cho việc thao tác, thủy canh cây đậu xanh
    bằng các loại dung dịch hoặc các hạt gel và giúp giải thích các kết quả thí
    nghiệm cũng như đưa ra quyết định nên chọn loại môi trường nào, tỉ lệ polymer
    là bao nhiêu .
    2) Nghiên cứu đặc điểm cố định dung dịch bằng alginate, được ứng dụng rất nhiều
    trong lĩnh vực thực phẩm, enzyme, và nay mở rộng sang lĩnh vực trồng trọt.
    Xác định tỉ lệ alginate cũng như kích thước hạt khoáng tối ưu để giúp hạt
    khoáng hình thành và vẫn giải phóng được dinh dưỡng ra ngoài dung dịch.
    3) Sử dụng hạt khoáng thành phẩm để thủy canh cây đậu xanh, so sánh với việc
    thủy canh cây bằng dung dịch dinh dưỡng nhằm xác định tính hiệu quả của đề
    tài.
    ---------------------------------------------------------------------
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    TÓM TẮT
    MỤC LỤC
    DANH MỤC HÌNH
    DANH MỤC ẢNH
    DANH MỤC BẢNG
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề
    1.2 Mục tiêu đề tài
    1.3 Nội dung nghiên cứu
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1 Sơ lược thuỷ canh cây trồng
    2.1.1 Lịch sử nghiên cứu
    2.1.2 Lợi ích của thuỷ canh cây trồng
    2.2 Kỹ thuật thuỷ canh
    2.2.1 Chất dinh dưỡng
    2.2.2 Dung dịch dinh dưỡng
    2.2.3 Các loại môi trường dinh dưỡng
    2.3 Đặc điểm cây đậu xanh
    2.4 Đặc điểm gel alginate
    2.5 Nghiên cứu liên quan
    CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    3.1 Vật liệu
    3.2 Phương pháp khảo sát
    3.3 Phương pháp thí nghiệm
    3.3.1 Phương pháp trồng và thủy canh cây đậu xanh
    3.3.2 Phương pháp pha dung dịch dinh dưỡng
    3.3.3 Phương pháp cố định khoáng chất trong alginate
    3.3.4 Đo đạc thông số cây đậu xanh
    3.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    4.1 Thí nghiệm 1
    4.2 Thí nghiệm 2
    4.3 Thí nghiệm 3
    4.4 Thí nghiệm 4
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1 Kết luận
    5.2 Kiến nghị
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ---------------------------------------------------------------------------
    GVHD: TS. Lê Thị Thủy Tiên – Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...