Luận Văn Nghiên cứu tạo củ in vitro và đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất của giống khoai sọ TH3 và giố

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC HÌNH vi
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
    MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Giới thiệu chung về cây khoai môn sọ 3
    1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ và phân bố 3
    1.1.2. Giá trị kinh tế 3
    1.2. Đặc tính thực vật học và các thời kì sinh trưởng của cây khoai môn sọ 5
    1.2.1. Đặc tính thực vật học 5
    1.2.2. Phân loại thực vật khoai môn sọ 6
    1.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển 7
    1.3. Yêu cầu ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây khoai môn sọ 8
    1.3.1 Nhiệt độ 8
    1.3.2 Nước 8
    1.3.3 Ánh sáng 9
    1.3.4 Đất đai 9
    1.3.5 Chất dinh dưỡng 9
    1.4. Tình hình nghiên cứu nuôi cấy invitro cây khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam 9
    1.4.1 Tình hình nghiên cứu nuôi cấy invitro cây khoai môn – sọ trên thế giới 9
    1.4.2. Tình hình nghiên cứu nuôi cấy in vitro cây khoai môn – sọ ở Việt Nam 17
    PHẦN II. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    2.1. Vật liệu, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 19
    2.1.1. Vật liệu nghiên cứu 19
    2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 19
    2.1.3. Địa điểm và điều kiện thí nghiệm 19
    2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 20
    2.2.1. Nội dung 20
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu 23
    2.4. Các chỉ tiêu theo dõi 23

    PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
    3.1. Các thí nghiệm tạo củ in vitro 24
    3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ đường đến khả năng tạo củ khoai môn sọ in vitro 24
    3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của quang chu kì khác nhau đến khả năng tạo củ khoai môn sọ in vitro 27
    3.1.3. Ảnh hưởng của chất kìm hãm sinh trưởng đến sự hình thành củ khoai môn sọ 30
    3.1.4. Ảnh hưởng của tuổi cây đến sự hình thành củ khoai môn sọ 34
    3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây khi đưa ra trồng in vitro 36
    3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển của khoai môn sọ 36
    3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng phát triển khoai môn sọ 40
    3.2.3. Ảnh hưởng của phương pháp ngắt chồi đến việc tạo củ môn sọ in vivo 43
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
    I. Kết luận 46
    II. Đề nghị 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

    MỞ ĐẦU
    I. Đặt vấn đề
    Khoai môn sọ (Colocasia esculenta L. Schott) là giống cây trồng lấy củ quan trọng ở nhiều nước Châu Á và Thái Bình Dương. Trên thế giới khoai môn sọ xếp thứ 14 trong số các cây trồng với khoảng 12 triệu tấn được sản xuất trên toàn cầu từ khoảng 2 triệu ha với năng suất trung bình là 6,5 tấn/ha (FAOSTAR 2010).
    Cây khoai môn - sọ là cây có giá trị dinh dưỡng khá cao. Củ khoai môn sọ chứa hàm lượng hydratcacbon cao, hàm lượng chất béo thấp và chứa nhiều khoáng chất. Lá và dọc lá chứa lượng lớn carotene và các khoáng chất như canxi, photpho, kali .Ở Việt Nam nghề trồng khoai môn sọ đã có từ lâu đời, khoai môn sọ đã là nguồn lương thực quan trọng đối với nhiều dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian dài khi nền kinh tế chưa phát triển. Ngày nay tuy khoai môn sọ không còn là nguồn thức ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày nhưng chúng vẫn được ưa chuộng trong các món ăn truyền thống.
    Khoai môn sọ được trồng ở khắp nơi trên đất nước, phù hợp với nhiều loại địa hình và nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Cây khoai môn sọ có thể trồng ở vườn nhà hay trồng luân canh với cây lúa, đặc biệt nó được phát triển trên vùng đất trống đồi trọc. Tuy nhiên các giống địa phương đang dần biến mất một cách nhanh chóng trong khi các nghiên cứu di truyền, chọn giống, bảo tồn nguồn gen đối với loại cây trồng này ở nước ta còn ít.
    Trong thực tế sản suất việc nhân giống khoai môn – sọ vẫn chủ yếu sử dụng là ở các dạng củ. Vì thế việc tạo ra số lượng lớn củ giống sẽ giúp việc mở rộng quy mô sản suất khoai môn - sọ dễ dàng hơn rất nhiều.
    Mặt khác việc nuôi cấy và giữ cây khoai môn - sọ in vitro cũng đã gặp không ít những khó nhăn như: thời gian giữ giống thấp nên tốn công sức cấy chuyển. Khi số lần cấy chuyển tăng lên thường rất dễ xảy ra các biến dị soma ảnh hưởng không tốt cho việc bảo quản giống. Ngoài ra kích thước cây khoai môn – sọ in vitro khá lớn cũng đã gây ra những khó khăn nhất định khi cấy chuyển chúng. Việc bảo tồn và lưu giữ nguồn gen trong nuôi cấy in vitro ngày càng được quan tâm. Những năm vừa qua Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã thu thập và hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro của hơn 10 giống khoai môn sọ trong nước. Tuy nhiên việc tạo củ in vitro còn cần được nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nhân giống khoai môn sọ trong phòng thí nghiệm, đồng thời việc đánh giá các đặc tính nông sinh học ngoài đồng ruộng của các giống này vẫn còn bỏ ngỏ.
    Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu tạo củ in vitro và đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất của giống khoai sọ TH3 và giống khoai môn TH1 được nhân bằng phương pháp in vitro
    II. Mục đích, yêu cầu
    1. Mục đích
    - Xác định được phương pháp tạo củ in vitro của 1 số giống khoai môn sọ bản địa thu thập được
    - Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất của 1 số giống khoai môn sọ bản địa được nhân bằng phương pháp in vitro.
    2. Yêu cầu
    - Xác định ảnh hưởng của ánh sáng tới việc tạo củ in vitro khoai môn sọ.
    - Xác định ảnh hưởng của nồng độ đường tới việc tạo củ.
    - Xác định ảnh hưởng của chất ức chế sinh trưởng tới việc tạo củ.
    - Xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây in vitro trong nhà màn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...