Thạc Sĩ Nghiên cứu tạo chế phẩm từ dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 trên chuột

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    TỪ VIẾT TẮT
    Ký hiệu Tên viết tắt
    IGF Epidermal growth factor (yếu tố tăng trưởng biểu mô)
    STZ Streptozotocin
    TLPT Trọng lượng phân tử
    IAA Auto antibody to insulin (kháng thể kháng insulin)
    WHO World Health Organization (tổ chức y tế thế giới)
    ATP Andenosin triphosphate
    GOT Glutamate oxalacetat transaminase
    GPT Glutamate pyruvate transaminase
    HbA1c Glycated Hemoglobin (hemoglobin gắn glucose)
    LD 50 Lethal dose 50% (liều gây chết 50% động vật thí nghiệm)
    mg Miligam
    ml Milinit
    g Gam
    Kg Kilogram
    LD 0 Lethal dose, 0% (liều dưới chết)
    IDF International Diabetes Federation (liên đoàn đái tháo đường quốc tế)
    µg Microgam
    ĐTĐ Đái tháo đường
    TPCN Thực phẩm chức năng
    GAD Glutamic Acid Decarboxylase
    HDL High Density Lipoportein (lipoprotein tỷ trọng cao)
    RIA Radio Immuno Assay (Miễn dịch phóng xạ)
    ELISA Enzym Linked Immuno sorbet Assay (Phản ứng hấp thụ miễn
    dịch liên kết enzym)
    ADA American Diabetes Asociation (hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ) Luận văn Thạc sĩ khoa học
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỞ ĐẦU
    Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một bệnh mạn tính không lây
    nhiễm, liên quan đến dinh dưỡng, lối sống, có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều
    nước trên thế giới. Đái tháo đường cũng là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc
    trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt
    động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo
    đường làm tổn thương, rối loạn và suy yếu chức năng nhiều cơ quan khác nhau
    đặc biệt là tổn thương mắt, thận, thần kinh, tim mạch [2,7]
    Từ những năm 90 của thế kỷ 20, các chuyên gia y tế đã dự báo “Thế kỷ 21
    là thế kỷ của các bệnh rối loạn chuyển hóa”. Năm 2010 theo ước tính, trên thế
    giới có khoảng 285 triệu bị bệnh ĐTĐ. ĐTĐ đã trở thành vấn nạn của thế giới
    và đã trở thành một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo
    như bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, cắt
    cụt chi v.v . Phần lớn bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 90-
    95 % trong tổng số bệnh nhân đái tháo. Riêng trong năm 2012 có 4,8 triệu người
    chết vì đái tháo đường và hơn 471 tỷ USD đã được sử dụng cho việc chăm sóc
    sức khỏe cho các bệnh nhân đái tháo đường. Ước tính mỗi năm thế giới phải chi
    khoảng 251-375 tỷ USD để chữa căn bệnh này.
    Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội
    cùng với sự thay đổi lối sống, đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
    type 2 chung của các nước trên thế giới. Ở nước ta theo kết quả điều tra năm
    2012 do Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành, tỷ lệ mắc bệnh trên toàn quốc
    ở người trưởng thành là 5,42% tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong
    cộng đồng là 63,6%. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng cứ 10 bệnh nhân được
    chẩn đoán mắc bệnh có 6 người đã có biến chứng của bệnh đái tháo đường. Mục
    tiêu vàng trong điều trị bệnh đái tháo đường là phải kiểm soát, duy trì nồng độ
    glucose máu ở mức bình thường, trong đó có việc hạn chế tăng glucose máu sau
    ăn, kiểm soát nồng độ glucose máu lúc đói, HbA1c và insulin. Việc kiểm soát Luận văn Thạc sĩ khoa học
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    tốt glucose máu sau ăn trên bệnh nhân đái tháo đường sẽ góp phần làm giảm rối
    loạn chuyển hóa đường đồng thời giảm các biến chứng mạch máu lớn và mạch
    máu nhỏ do tăng glucose máu gây ra.
    Để kiểm soát glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường type 2,
    ngoài các biện pháp giảm cân, luyện tập và thay đổi chế độ ăn, người ta còn phối
    hợp với việc sử dụng các thuốc điều trị, trong đó có thuốc ức chế enzym α-
    glucosidase. Ức chế α- glucosidase làm chậm tiêu hóa các đường đôi, dẫn đến
    giảm hấp thu glucose, do đó làm chậm sự gia tăng glucose máu sau ăn.
    Ngày nay y học hiện đại cho ra nhiều loạn tân dược điều trị bệnh đái tháo
    đường như các loại sulfonylurea, các biguanid, các glybomet, acarbose, song
    hầu hết các thuốc này đều có nguồn gốc hóa học phải sử dụng thường xuyên
    trong suốt cuộc đời nên gây nhiều tác dụng phụ. Trước tình hình đó Tổ chức y tế thế
    giới (WHO) đã khuyến nghị nên sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược sẵn có,
    giá thành rẻ, ít độc, đồng thời tác dụng của thuốc có hiệu quả tác dụng kéo dài và làm
    giảm các biến chứng của bệnh. Việc nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học và tác
    dụng dược lý của một số loài thảo dược trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
    riêng đã và đang phát triển mang một tầm quan trọng đặc biệt.
    Trên cơ sở đó đề tài luận văn Thạc sĩ của chúng tôi hoàn thành là
    “Nghiên cứu tạo chế phẩm từ dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
    type 2 trên chuột” với 2 mục tiêu chính là:
    1. Điều tra chọn lọc một số loài thực vật có vai trò hạ đường huyết.
    2. Tạo chế phẩm từ dược liệu có khả năng hỗ trợ điều hòa lượng đường
    huyết trong máu của chuột bị đái tháo đường type 2.
     
Đang tải...