Luận Văn Nghiên cứu tầm quan trọng của việc sử dụng quần áo bảo hộ lao động cho ngành may; lựa chọn phương án

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt vô vùng to lớn đánh dấu sự trưởng thành cho nền công nghiệp nước ta nói chung và công nghiệp Dệt May nói riêng. Gia nhập WTO tức là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để thành công, phát triển quy mô và mở rộng thị trường, điều này cũng đồng nghĩa với việc còn rất nhiều thách thức mà các doanh nghiệp phải vượt qua.
    Xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp có “văn hoá” chính là thử thách lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, những thượng đế đã từng nói rằng: “chúng tôi cần những sản phẩm có văn hoá, được sản xuất từ những doanh nghiệp có văn hoá”. Bên cạnh những yếu tố như qui mô, thị trưòng, năng lực thì yếu tố văn hoá doanh nghiệp lại được các khách hàng xem trọng không kém.
    Vấn đề đặt ra là làm sao để trở thành một doanh nghiệp có văn hoá? Hay nói cách khác là các doanh nghiệp phải làm những gì để xây dựng một hình ảnh đẹp mắt trong lòng khách hàng? Để giải quyết vấn đề này chủ chương của các doanh nghiệp Việt Nam là bắt tay vào việc cải thiện các điều kiện làm việc cho người lao động, cải thiện cơ sở hạ tầng, chăm lo bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động cho công nhân đặc biệt là việc cung cấp trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân. Đã có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau đã và đang thực hiện chủ chương này. Tuy nhiên, ở một góc nào đó vẫn còn rất nhiều những doanh nghiệp May còn chưa quan tâm, chưa thực hiện được, hay nói đúng hơn là hầu hết các doanh nghiệp May còn chưa thực sự bắt tay vào việc cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Bằng chứng là vẫn chưa có một cuộc nghiên cứu nào của tập thể, cá nhân, hay của doanh nghiệp về việc xây dựng một bộ trang phục bảo hộ lao động với đầy đủ các phụ kiện thích hợp cho nữ công nhân ngành May. Hầu hết các doanh nghiệp May còn chưa cung cấp đủ những trang thiết bị cần thiết để bảo vệ nữ công nhân may trong quá trình làm việc. Thậm trí hầu hết những doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa có được một bộ quần áo bảo hộ, hoặc có nhưng bộ quần áo ấy mới chỉ dừng lại ở mức độ đồng phục chứ hoàn toàn không đáp ứng được tính tiện nghi trong thời gian làm việc kéo dài từ 9 đến 10 tiếng đồng hồ của các nữ công nhân.
    Là một sinh viên học chuyên ngành May và thời trang, em tự nhủ nhà trường dạy cho em những kiến thức chuyên ngành, thầy cô trang bị cho em một hành trang khá đầy đủ để hoà nhập với xã hội, hoà nhập với môi trường làm việc mà không gặp phải những khó khăn hay bỡ ngỡ. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn khác xa so với những gì em tưởng tượng: thời gian làm việc không đạt chuẩn, đồng lương ít ỏi, trang phục bảo hộ lao động chưa thật đầy đủ và đảm bảo tính tiện nghi hay nói tóm lại là hình ảnh ngành May Việt Nam chưa sứng tầm với tiềm năng thực sự của ngành công nghiệp này. Chính những suy nghĩ ấy đã trở thành động lực thúc đẩy em thực hiện đề tài, với mong muốn được cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình để góp phần xây dựng hình ảnh ngành May Việt nam đẹp đẽ hơn, sáng hơn và thành công hơn










    GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...