Đồ Án Nghiên cứu tái sinh dầu nhờn thải động cơ

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học và công nghệ, nền công nghiệp hiện đại đã và đang xâm nhập vào mọi nơi, mọi chỗ trên thế giới và xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Máy móc, thiết bị, các hoạt động giao thông vận tải ngày càng nhiều với chất lượng ngày một nâng cao. Tất cả những đặc điểm nêu trên của thời đại đã đạt ra sự cần thiết phải có một nền công nghiệp bôi trơn tiên tiến, hiện đại, thoã mãn nhu cầu ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng của nền kinh tế quốc dân đang không ngừng phát triển.
    Hoàn cảnh lịch sử đã tạo nên một tình huống không bình thường là, trong khi nước ta sản xuất và xuất khẩu hàng chục triệu tấn dầu mỗi năm, đồng thời là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, thì lại là một trong số rất ít nước trên thế giới không có công nghệ lọc – hoá dầu. Các sản phẩm hoá dầu quan trọng đều phải nhập ngoại. Dầu nhờn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
    Hằng năm, mức tiêu thụ dầu mỡ bôi trơn ở nước ta đạt khoảng 100000 tấn/năm, với mức tăng trưởng 4 - 8%. Toàn bộ lượng dầu nhờn này phải nhập từ nước ngoài dưới dạng thành phẩm hoặc ở dạng dầu gốc cùng với các loại phụ gia rồi tự pha chế. Trong khi đó hầu như toàn bộ dầu thải (dầu sau sử dụng) được thải trực tiếp ra môi trường. Đó là sự lãng phí quá lớn vì dầu thải chính là nguồn nguyên liệu có thể sử dụng trong công nghiệp và hơn nữa nó sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu điều này không được cải thiện. Việc tái sinh dầu thải không những cho phép tiết kiệm đáng kể nguồn nguyên liệu, mà còn có giá trị về mặt kinh tế cao, và quan trọng hơn là giải quyết được nạn ô nhiễm môi trường, một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong đời sống và sản xuất.
    Không phải chỉ những nước nhập khẩu dầu hay các nước đang phát triển mà ngay cả các nước có trữ lượng dầu thô không nhỏ và các nước phát triển cũng không ngừng nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tái sinh hiện đại. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công nghệ tái sinh dầu thải khác nhau dựa trên thiết bị hiện đại, phức tạp như xử lý đặc biệt bằng hoá chất, chưng cất chân không, ly tâm, trích ly và hydro hoá làm sạch. Tất cả các phương pháp hiện đại đấy đều cho ra sản phẩm dầu gốc hoàn toàn có thể thay thế được dầu khoáng ban đầu. Tuy nhiên đều đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng dây truyền tái sinh lớn, kỹ thuất cao, công nghệ phức tạp, công nhân, kỹ sư vận hành có trình độ chuyên môn cao.
    Ở nước ta, vấn đề tái sinh dầu thải chưa thật sự được quan tâm. Việc tái sinh dầu thải không tập trung, quy nô nhỏ, sử dụng các phương pháp đơn giản. Quy trình thu gom chưa hợp lý, lại sử dụng phương pháp không hoàn chỉnh về công nghệ, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều xưởng tái sinh tư nhân còn gây cháy nổ nghiêm trọng do không có ý thức phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
    Do vậy việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp tái sinh dầu thải phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm. Bởi vì, phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi dựa trên cơ sở khoa học công nghệ vững chắc và mục tiêu của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là phục vụ phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
    Dầu nhờn động cơ là nhóm dầu quan trọng nhất trong các loại dầu bôi trơn. Tính trung bình, chúng chiếm khoảng 40% tổng các loại dầu bôi trơn sản xuất trên thế giới. Ở Việt Nam, dầu nhờn động cơ chiếm khoảng 60% lượng dầu bôi trơn. Vì vậy trong đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát và xây dựng quy trình tái sinh dầu thải động cơ sao cho thu được hiệu suất cao nhất và có chất lượng cao nhất dựa vào sự kết hợp hai phương pháp: đông tụ và hấp phụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...