Tiến Sĩ Nghiên cứu tai nạn lao động vào điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, Viện Bỏng Quốc gia và đề xuất giải

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM - 2012
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH ix
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Các khái niệm, định nghĩa, các chỉ số giám sát thương tích do tai nạn lao động . 3
    1.1.1 Người lao động và lực lượng lao động . 3
    1.1.2 Định nghĩa thương tích . 3
    1.1.3 Thương tích do tai nạn lao động 5
    1.1.4 Định nghĩa giám sát thương tích 6
    1.1.5 Chỉ số giám sát thương tích do tai nạn lao động 6
    1.1.6 Khái niệm chung về chi phí và tổn thất do tai nạn lao động 8
    1.2. Tình hình thương tích do tai nạn lao động và các yếu tố nguy cơ . 9
    1.2.1 Tình hình thương tích do tai nạn lao động trên thế giới . 9
    1.2.2 Tình hình thương tích do tai nạn lao động ở Việt Nam . 12
    1.2.3 Nguy cơ tai nạn lao động . 15
    1.2.4 Tổn thương do tai nạn lao động . 18
    1.3. Tổn thất do tai nạn lao động . 20
    1.3.1 Các loại tổn thất do tai nạn lao động 20
    1.3.2 Các phương pháp xác định tổn thất 23
    1.3.3 Tàn tật và di chứng do tai nạn lao động. 25
    1.4. Các hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động . 27
    1.4.1 Mục đích giám sát tai nạn lao động . 27
    1.4.2 Các tiêu chí đánh giá một hệ thống giám sát thương tích tốt . 27
    1.4.3 Hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động trên thế giới . 28
    1.4.4 Hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động tại Việt Nam 29
    1.5. Phòng chống thương tích do tai nạn lao động . 31
    1.5.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến công tác an toàn lao động 31
    1.5.2 Đối với công tác quản lý nhà nước ở các tuyến . 32
    1.5.3 Tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức của người lao động và người sử
    dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống. . 32
    1.5.4 Các can thiệp phù hợp để phòng chống tai nạn lao động tại cấp doanh nghiệp . 33
    1.5.5 Sơ cấp cứu tai nạn lao động . 34

    CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu . 36
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu . 36
    2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 36
    2.1.3 Thời gian nghiên cứu: 37
    2.2. Phương pháp nghiên cứu: . 37
    2.2.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động vào
    điều trị tại 2 bệnh viện . 37
    2.2.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động 37
    2.2.3 Nghiên cứu mô hình giám sát tai nạn lao đông tại bệnh viện 40
    2.3. Cỡ mẫu: . 40
    2.3.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động . 40
    2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động . 40
    2.3.3 Cỡ mẫu nghiên cứu mô hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện . 41
    2.4. Phương pháp chọn mẫu . 42
    2.4.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động . 42
    2.4.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động 42
    2.4.3 Nghiên cứu mô hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện 42
    2.5. Nội dung nghiên cứu 42
    2.5.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động . 42
    2.5.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động 43
    2.5.3 Nghiên cứu mô hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện 44
    2.6. Phương pháp thu thập số liệu . 44
    2.6.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động . 44
    2.6.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động 45
    2.6.3 Nghiên cứu mô hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện 46
    2.7. Công cụ nghiên cứu: 47
    2.7.1 Nghiên cứu mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan gây tai nạn lao động . 47
    2.7.2 Nghiên cứu tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động 47
    2.7.3 Nghiên cứu mô hình giám sát tai nạn lao động tại bệnh viện 47
    2.8. Quản lý, phân tích và xử lý số liệu 47
    2.9. Hạn chế sai số . 47
    2.10. Đạo đức trong nghiên cứu . 48
    2.11. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu 49

    CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 51
    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 51
    3.2. Đặc điểm các trường hợp tai nạn lao động và các yếu tố liên quan 53
    3.2.1 Đặc điểm trường hợp tai nạn lao động . 53
    3.2.2 Hoàn cảnh và tác nhân liên quan gây tai nạn lao động 57
    3.2.3 Đặc điểm tổn thương do tai nạn lao động 65
    3.2.4 Sơ cấp cứu và thời gian điều trị các tổn thương do tai nạn lao động . 72
    3.2.5 Các yếu tố liên quan trong tai nạn lao động . 75
    3.3. Tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động . 82
    3.3.1 Tính tổng chi phí tổn thất về kinh tế do tai nạn lao động . 82
    3.3.2 Tính chi phí theo loại lao động, mức độ tổn thương và bộ phận bị thương . 85
    3.3.3 Thiệt hại khác do tai nạn lao động đối với cá nhân và gia đình . 88
    3.4. Hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động tại bệnh viện . 90
    3.4.1 Hệ thống tổ chức và thực hiện giám sát . 90
    3.4.2 Đánh giá kết quả giám sát 94
    3.4.3 Đánh giá biểu mẫu giám sát và nhân viên y tế ghi chép 96

    CHƯƠNG 4- BÀN LUẬN . . 97
    4.1. Đặc điểm và yếu tố liên quan của các trường hợp tai nạn lao động đến
    khám và điều trị tại bệnh viện Việt Đức và Viện Bỏng Quốc gia . 97
    4.1.1 Đặc điểm của tai nạn lao động . 97
    4.1.2 Hoàn cảnh và tác nhân liên quan gây tai nạn lao động 102
    4.1.3 Đặc điểm tổn thương do tai nạn lao động 108
    4.1.4 Sơ cấp cứu và thời gian điều trị các tổn thương do tai nạn lao động . 110
    4.2. Đánh giá tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động 113
    4.2.1 Tổng chi phí tổn thất về kinh tế do tai nạn lao động 113
    4.2.2 Chi phí theo loại lao động, theo mức độ chấn thương và theo bộ phận bị thương . 116
    4.2.3 Thiệt hại khác do tai nạn lao động đối với cá nhân và kinh tế hộ gia đình 118
    4.3 Hệ thống giám sát thương tích do tai nạn lao động tại bệnh viện 120
    4.3.1 Hệ thống tổ chức và thực hiện giám sát . 120
    4.3.2 Đánh giá hệ thống giám sát 124
    4.3.3 Một số khó khăn khi triển khai hệ thống giám sát tại bệnh viện . 126
    4.4 Hạn chế của nghiên cứu 127

    KẾT LUẬN . . 129
    KIẾN NGHỊ . 131
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 132
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
    PHỤ LỤC . 144
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trên thế giới, mỗi ngày khoảng 16.000 người chết vì các loại thương tích,kèm theo mỗi trường hợp tử vong lại có hàng trăm người bị hương tích ở các mức độ khác nhau, nhiều người trong số họ bị di chứng tàn tật suốt đời. Báo cáo “Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật" của Tổ chức Y tế thế giới đã dự báo đến năm 2020 có khoảng 8 triệu người chết vì thương tích hằng năm [131]. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, mỗi ngày, có khoảng 5.000 người tử vong do thương tích và bệnh liên quan nghề nghiệp trên thế giới. Riêng tai nạn lao động mỗi năm đã cướp đi sinh mạng của trên 350.000 người và làm cho 270 triệu người bị thương tích phải nghỉ việc trên 3 ngày. Tai nạn lao động cũng là nguyên nhân đứng thứ ba (chiếm 19%) dẫn đến tử vong nghề nghiệp trên toàn cầu [98].
    Ở Việt Nam, sức khoẻ và an toàn của người lao động luôn là một vấn đề được Đảng và Chính phủ quan tâm và đầu tư. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước trong thời gian gần đây, lực lượng lao động cũng ngày càng phát triển với hơn 44 triệu người lao động, chiếm gần 52% so
    với tổng dân số của cả nước [6]. Tuy nhiên theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số trường hợp mắc và tử vong do tai nạn lao động đang có xu hướng ngày càng tăng với hàng nghìn trường hợp mắc và hàng trăm trường hợp tử vong mỗi năm[32]. Tai nạn lao động có tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, tăng gánh nặng chi phí y tế khi phần lớn các trường hợp tai nạn xảy ra với người đang độ tuổi làm việc, là trụ cột của gia đình.
    Mặc dù tai nạn lao động là mối quan tâm của toàn xã hội nhưng số liệu báo cáo các trường hợp tai nạn lao động chưa được đầy đủ chính xác nên việc khắc phục hậu quả, cũng như đề ra các chương trình giảm thiểu tai nạn lao động chưa được cụ thể và phù hợp. Hiện nay hệ thống ghi nhận các trường hợp mắc và tử vong do tai nạn lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động chủ yếu được thực hiện với các
    đối tượng có hợp đồng lao động và được báo cáo từ cơ sở sản xuất nơi có người bị tai nạn lên Sở và Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo chưa cao đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ có 5,5% các doanh nghiệp báo cáo theo quy định trong năm 2010[7]. Thông tin điều tra và báo cáo tập trung vào nguyên nhân gây tai nạn và một số yếu tố liên quan đến người lao động như tuổi, giới, vị trí tổn thương, chi phí thiệt hại vật chất. Số liệu tai nạn lao động trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp chưa được ghi nhận, mặc dù các thành phần kinh tế này chiếm tỷ lệ tương ứng là 62% và 25% của tổng số lao động trong nước năm 2002. [32].
    Một số điều tra tại cộng đồng và cơ sở sản xuất đã được thực hiện để có được thông tin chi tiết về tai nạn lao động trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên điều tra không thể tiến hành và cung cấp số liệu thường xuyên. Hệ thống giám sát tại các cơ sở y tế ghi nhận tất cả các trường hợp thương tích do tai nạn lao động cần có sự can thiệp của y tế. Mô hình giám sát thương tích tại bệnh viện đã được thí điểm triển khai
    theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 2005-2006 tại 7 bệnh viện và đã cung cấp các thông tin hữu ích cho công tác phòng chống. Tuy nhiên chưa có thông tin chi tiết về tai nạn lao động[19]. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về nguy cơ và hậu quả của tai nạn lao động, thời gian làm việc, chi phí điều trị cho người bị tai nạn lao động. Đồng thời việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống báo cáo giám sát tai nạn lao động là hết sức cần thiết để có thể cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cho công tác phòng chống và giảm thiểu hậu quả do tai nạn lao động gây ra. Đây cũng là vấn đề phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người lao động, nguồn lực chủ yếu của sự phát triển. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tai nạn lao động vào điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, Viện Bỏng Quốc gia và đề xuất giải pháp” với mục tiêu :
    1. Mô tả đặc điểm và yếu tố liên quan gây tai nạn lao động vào điều trị tại bệnh viện Việt Đức, Viện Bỏng Quốc gia năm 2006-2010.
    2. Đánh giá tổn thất kinh tế của người bị tai nạn lao động.
    3. Nghiên cứu áp dụng và đề xuất mô hình giám sát tai nạn lao động được khám và điều trị tại bệnh viện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...