Luận Văn Nghiên cứu tách chiết và ứng dụng dịch chiết vỏ quả cam, quýt làm chất ức chế ăn mòn kim loại

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu tách chiết và ứng dụng dịch chiết vỏ quả cam, quýt làm chất ức chế ăn mòn kim loại


    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Hằng năm, trên thế giới phải chi phí hàng tỉ đô la cho việc thay thế bảo
    dưỡng các thiết bị máy móc công nghiệp, các công trình bằng kim loại bị ăn mòn.
    Vì vậy, việc chống ăn mòn kim loại là vấn đề cấp bách về mặt kinh tế lẫn công
    nghệ. Có nhiều phương pháp để chống ăn mòn kim loại, trong đó phương pháp s ử
    dụng chất ức chế “xanh” thân thiện với môi trường đang được các nhà khoa học
    quan tâm . Vấn đề đặt ra là chọn nguồn nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm, giá thành
    sản phẩm thấp để nghiên cứu dễ đi vào thực tiễn.
    Như chúng ta đã biết, mỗi năm nước ta sản xuất và tiêu thụ hàng triệu tấn
    quả cây họ Cam như: cam, quýt, chanh, thanh yên, bưởi Chỉ tính riêng sản lượng
    cam sản xuất tại các vùng trong cả nước đã đạt trên 600.000 tấn/năm. Hiện nay, ở
    nước ta chỉ một lượng nhỏ vỏ chanh được sử dụng để tách chiết tinh dầu chanh còn
    phần lớn vỏ của các loại quả cây họ này bị bỏ đi trở thành phế thải. Trong khi đó,
    vỏ quả của chúng có chứa một lượng lớn limonene với nhiều ứng dụng như: làm
    hương liệu trong thực phẩm, mỹ phẩm; làm thuốc kích thích tiêu hóa; là chất ức
    chế sự phát triển khối u của ung thư vú và đặc biệt có triển vọng làm chất ức chế
    ăn mòn kim loại thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
    “Nghiên cứu tách chiết và ứng dụng dịch chiết vỏ quả cam, quýt làm chất ức
    chế ăn mòn kim loại ”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    - Xây dựng quy trình tách chiết và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá
    trình tách chiết tinh dầu từ vỏ quả cam, quýt.
    - Khảo sát khả năng chống ăn mòn kim loại của dịch chiết vỏ quả cam, quýt.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Vỏ quả cam sành và quýt đường.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Tổng quan các phương pháp nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần
    hóa học và công dụng của vỏ quả cam, quýt.
    - Phương pháp tách chiết hợp chất hữu cơ.
    - Nghiên cứu sự ăn mòn và bảo vệ kim loại.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
    - Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
    - Phương pháp phân tích sắc kí khí gắn kết khối phổ GC-MS.
    - Phương pháp xác định dòng ăn mòn, chụp SEM.
    - Phương pháp xử lý số liệu.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    5.1. Ý nghĩa khoa học
    - Xác định các điều kiện tối ưu của quá trình tách chiết tinh dầu từ vỏ quả
    cam, quýt.
    - Khảo sát ứng dụng chống ăn mòn kim loại của dịch chiết thu được.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Tìm hiểu các ứng dụng quan trọng của dịch chiết vỏ quả cam, quýt.
    - Nâng cao giá trị sử dụng của vỏ quả cam, quýt phế thải trong đời sống.
    6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
    Chương 1: Tổng quan lý thuyết
    Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả và thảo luận


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
    1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CAM, QUÝT
    1.1.1. Giới thiệu sơ lược về chi Citrus
    Giới: Plantae
    Bộ: Sapindales
    Họ: Rutaceae
    Chi: Citrus
    Chi Cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương
    (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở đông nam châu Á.
    Các loại cây trong chi này là các cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, cao tới 5-15 m
    tùy loại, với thân cây có gai và các lá thường xanh mọc so le có mép nhẵn.Quả là
    loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, chiều dài
    4-30 cm và đường kính 4-20 cm, bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp vỏ
    mỏng, dai, màu trắng bao quanh các múi bên trong chứa nhiều tép mọng nước.Vỏ
    quả gồm ba phần là vỏ ngoài, vỏ giữa và vỏ trong.
    - Vỏ ngoài: gồm có biểu bì với lớp cutin dày. Bên dưới lớp biểu bì là lớp tế bào nhu
    mô vách mỏng, giàu lục lạp nên có thể quang hợp được khi quả còn xanh.Các túi
    tinh dầu nằm trong các mô, được giữ lại dưới sức trương của tế bào xung quanh
    [6],[10].
    - Vỏ giữa: là phần phía trong kế lớp vỏ ngoài, đây là một lớp gồm nhiều tầng tế
    bào hợp thành, có màu trắng, độ dày của lớp vỏ này tùy thuộc vào mỗi loại cây.
    Khi quả càng lớn thì lớp vỏ này càng trở nên xốp.
    - Vỏ trong: gồm các vách mỏng trong suốt bao quanh các múi. Vỏ trong bao bọc
    phần ăn được của quả (thịt quả) với dịch nước chứa đường, khoáng chất, axit hữu
    cơ và một số chất khác.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    [1] Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học.
    [2] Trịnh Đình Chính, Nguyễn Thị Bích Tuyết (2010), Giáo trình hợp chất tự
    nhiên, Đại học Sư phạm Huế.
    [3] Lê Văn Đăng (2005), Chuyên đề một số hợp chất tự nhiên, NXB ĐHQG TP
    Hồ Chí Minh.
    [4] Trần Hiệp Hải (2000), Phản ứng điện hóa và ứng dụng, NXB Giáo dục.
    [5] Lê Tự Hải (2006), Giáo trình điện hóa học, Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
    [6] Nguyễn Tú Huy (2009), Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện Hàm
    Yên tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, trường Đại
    học nông lâm Thái Nguyên.
    [7] Vũ Ngọc Lộ và các tác giả (1996), Những cây tinh dầu Việt Nam, NXB KHKT
    Hà Nội, 101-110.
    [8] Nguyễn Kim Phi Phụng (2004), Khối phổ, NXB ĐHQG TPHCM.
    [9] Lê Ngọc Thạch (2003), Tinh dầu, NXB ĐHQG TPHCM.
    [10] Hoàng Ngọc Thuận (2000), Kỹ thuật chọn và trồng cây cam, quýt
    phẩm chất tốt, năng suất cao, NXB nông nghi ệp.
    [11] Nguyễn Hữu Anh Tuấn (2009), Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm công
    nghệ hương liệu mỹ phẩm, ĐHNL TP Hồ Chí Minh.
    [12] Viện dược liệu (2002), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập 2,
    NXB y học.
    [13] Nguyễn Văn Tuế (2001), Ăn mòn và bảo vệ kim loại, NXB GD.
    [14] Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa
    học, NXB ĐHQG Hà Nội.
    [15] Bùi Xuân Vững (2009), Giáo trình phương pháp phân tích công cụ,
    Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
    Tiếng Anh
    [16] Horst Surburg and Johannes Panten (2006), Common fragrance and
    flavor matterials, Wiley VCH.
    [17] M.Znini, L.Bowklah (2011), “Chemical composition and inhibitory effect
    of metha spicata essentical oil on the corrosion of steel in molar
    hydrochloric acid”, Int.J.Electrochem.Sci, (6), 691-704.
    [18] N.Lahhit (2011), “Fennel essentical oil as green corrosion inhibitor of carbon
    steel in hydrochloric acid solution”, Rortugaliae electronchimica Acta, 29 (2),
    127-138.
    [19] Rolandoo.Elvina (2005), “Orange peel esential oil as component of a
    metal Sensor for lead (II) ion determination in aqueous solutions”,
    J.appl.Sci.Environ.Mgt, 9(2), 23-27.
    Internet
    [20] http:// en.wikipedia.org/wiki/limonen (truy cập 6/6/2011).
    [21] http://www. vinachem.com.vn/ xuat ban pham/số1-2010/ sản xuất hesperin từ
    vỏ cam phế thải (truy cập 10/7/2011).
    [22] http://www. khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/26214/ biến vỏ cam thành
    nhiên liệu và chất kháng khuẩn (truy cập 10/7/2011).
    [23] http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/vỏ cam quýt làm giảm cholesterol/29-481.htm (ngày truy cập 20/7/2011).
    [24] http:// whq.libdoc.who.int/publiccations/1998/9241530057/limonene (ngày
    truy cập 15/9/2011).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...