Tiểu Luận Nghiên cứu tác hại của việc giết mổ gia súc gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố hồ chí m

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo tiểu luận
    Đề tài: NGHIÊN CỨU TÁC HẠI CỦA VIỆC GIẾT MỔ GIA SÚC GIA CẦM THỦ CÔNG TỰ PHÁT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    Định dạng file word


    MỤC LỤCCHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 4
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4
    1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 5
    2.1. KHÁI QUÁT CHUNG 5
    2.1.1. Phạm vi cả nước. 5
    2.1.2 Trên địa bàn thành phố. 8
    2.2. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU VỰC GIẾT MỔ 12
    2.2.1. Nước thải 12
    2.2.1.1. Nguồn phát sinh. 12
    Sơ đồ 1: Phát sinh nước thải và thành phần của nước thải 13
    2.2.1.2. Tải lượng. 14
    2.2.2. Khí thải 16
    2.2.3. Chất thải rắn. 19
    2.2.3.1. Nguồn phát sinh: 19
    2.2.3.2. Tải lượng. 21
    2.3. TÁC HẠI TỪ CÁC CHẤT THẢI CỦA LÒ GIẾT MỔ 22
    2.3.1. Nước thải: 22
    2.3.2. Khí thải 24
    2.3.3. Chất thải rắn: 25
    CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    3.1. ĐỐI VỚI HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC GIẾT MỔ 26
    3.1.1. Mục đích phương pháp: 26
    3.1.2. Cách thức thực hiện. 27
    3.1.3. Kết quả : 27
    3.2. ĐỐI VỚI TÁC HẠI CỦA VIỆC GIẾT MỔ GSGC TỰ PHÁT: 29
    3.2.1. Mục đích phương pháp. 29
    3.2.2. Cách thức thực hiện. 29
    3.2.3. Kết quả: 30
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ DỰ KIẾN 30
    4.1. ĐỐI VỚI TÁC HẠI CỦA VIỆC GIẾT MỔ GSGC TỰ PHÁT: 30
    4.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP. 31
    CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 32
    5.1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG TÁC HẠI TỪ VIÊC GMGSGC THỦ CÔNG TỰ PHÁT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 32
    5.2. THÔNG KÊ, PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH SỐ LIỆU 33
    5.3. VIẾT BÁO CÁO 34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 34


    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀIHiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ nhỏ lẻ nhiều và phân bố rải rác khắp các khu dân cư đặc biệt là ở khu vực ven đô và vùng nông thôn làm cho lực lượng cán bộ thú y gặp nhiều khó khăn khi thực hiện kiểm soát giết mổ. Đặc biệt là những nơi đông dân cư, nhu cầu thực phẩm cao đòi hỏi nguồn cung cấp nhiều và rẻ. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng chưa kiểm soát triệt để về vấn đề này nên đã làm cho các điểm giết mổ thủ công mọc lên khắp nơi. Các địa điểm giết mổ tự phát này không đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm , không quan tâm đến nguồn gốc của gia súc gia cầm, không có điều kiện giết mổ đảm bảo, không có hệ thống thu gom và xử lí chất thải do quá trình giết mổ nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các chất thải được xả tràn lan trong khi giết mổ hay được đổ thẳng xuống sông, cống thoát nước. Các cơ sở giết mổ thực hiện ngay dưới nền nhà, nền sân, giết mổ ngay cạnh sông bên cạnh đó còn chưa kể đến sử dụng ngay nước sông đó để rửa thịt, xả trực tiếp chất thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường nước và nguy cơ phát tán dịch bệnh từ GSGC. Các chất thải rắn như lông, ruột, phân cũng không được xử lí tốt. Ngoài ra, một số hộ tiêu thụ không hết số xương tươi đã đóng bao, đem vứt ở mương khiến nguồn nước sinh hoạt của khu vực bị ô nhiễm nặng. Tình trạng này kéo dài và ngày càng lan rộng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động – thực vật, mỹ quan và hệ sinh thái của khu vực giết mổ và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn.
    Những ảnh hưởng nghiêm trọng trên buộc chúng ta phải rà soát lại sự tồn tại của các điểm giết mổ gia súc gia cầm để tìm ra một giải pháp thích hợp nhất cho từng địa phương, vùng miền cụ thể. Đó cũng là lý do mà nhóm đưa ra đề tài nghiên cứu “ Tác hại của các lò giết mổ gia súc, gia cầm tự phát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI· Nắm bắt hiện trạng xả thải từ các lò giết mổ tự phát, thủ công trên địa bàn thành phố HCM.
    · Nhận định rõ những tác hại do quá trình xả thải đến môi trường cộng đồng dân cư trong khu vực giết mổ.
    · Tìm ra một số giải pháp khắc phục.
    1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU“Nghiên cứu hiện trạng và tác hại của các khu vực giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN2.1. KHÁI QUÁT CHUNG2.1.1. Phạm vi cả nướcTheo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm này có 53/63 tỉnh, thành phố thực hiện việc thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y cơ sở giết mổ (CSGM) GSGC, với 851 CSGM đã được kiểm tra, đánh giá. Hiện nay, cả nước vẫn còn 28.285 điểm giết mổ nhỏ lẻ, trong đó phía Bắc còn tới 11.485 điểm và chỉ có 929 CSGM được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát (chiếm 8,05%). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo, để chấm dứt tình trạng giết mổ nhỏ lẻ trong dân và sản phẩm thịt cung cấp ra thị trường không bảo đảm ATVSTP, 21 địa phương đang xây dựng đề án quy hoạch giết mổ phải hoàn thành trong tháng 12-2012, còn lại 5 tỉnh chưa thực hiện, hết quý I-2013 phải hoàn thành quy hoạch giết mổ.
    Trong khi các lò giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) thủ công gây mất vệ sinh nhưng vẫn hoạt động bình thường thì một số lò giết mổ có công nghệ hiện đại đang rơi vào cảnh “sống dở chết dở”, buộc phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) rao bán nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm bởi không thể cạnh tranh được với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Những doanh nghiệp từng tiên phong trong lĩnh vực này đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Trong khi đó giá giết mổ trong nhà máy cao hơn giết mổ lậu vì thế mọi người thường đem ra các khu vực giết mổ để tiết kiệm chi phí, thời
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...