Báo Cáo Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woods.

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
    NĂM 2010

    MỤC LỤC ( báo cáo dài 144 trang)
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1. TỔNG QUAN 3
    1.1. Thực vật học 3
    1.2. Thành phần hóa học của chi Callisia Loefling 4
    1.3. Tác dụng sinh học của các cây thuốc chi Callisia Loefling 8
    1.4. Tác dụng sinh học của một số chất có trong C. fragrans 10
    1.5. Một số chế phẩm chứa lược vàng 24


    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
    2.2. Nguyên vật liệu 25
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.3.1. Phương pháp lấy mẫu nguyên liệu và xác định về thực vật 27
    2.3.2. Phương pháp thử độc tính cấp 28
    2.3.3. Phương pháp thử độc tính bán trường diễn 28
    2.3.4. Phương pháp thử tác dụng kháng khuẩn 30
    2.3.5. Phương pháp thử tác dụng chống viêm mạn 33
    2.3.6. Phương pháp thử tác dụng giảm đau 34
    2.3.6.1. Thực nghiệm gây đau bằng tấm nóng 34
    2.3.6.2. Thực nghiệm gây đau xoắn bụng bằng acid acetic 35
    2.3.7. Phương pháp thử tác dụng tăng cường miễn dịch 36
    2.3.7.1.Mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng hoá chất 37
    2.3.7.2. Mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng tia xạ 37
    2.3.8. Phương pháp thử tác dụng hạ huyết áp 41
    2.3.9. Phương pháp thử tác dụng chống oxy hóa in vivo 42
    2.3.10. Phương pháp thử tác dụng trên enzym xanthine oxidase và lypoxigenase 43
    2.3.11. Phương pháp thử tác dụng độc tế bào in vitro 45
    2.3.12. Phương pháp xử lý số liệu 47


    3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
    3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính của lá và thân bồ lược vàng 48
    3.1.1. Kết quả thử độc tính cấp 48
    3.1.2. Kết quả thử độc tính bán trường diễn 49
    3.1.2.1. Kết quả theo dõi tình trạng chung và cân nặng động vật thí nghiệm. 49
    3.1.2.2. Kết quả theo dõi các chỉ số huyết học 51
    3.1.2.3.Kết quả theo dõi các chỉ số thuộc chức năng gan 54
    3.1.2.4.Kết quả theo dõi các chỉ số thuộc chức năng thận 59
    3.1.2.5. Kết quả xét nghiệm mô học 61
    3.2. Kết quả nghiên cứu một số tác dụng sinh học của lá và thân bồ lược vàng 64
    3.2.1. Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn 64
    3.2.1.1. Kết quả thử trên chủng S. pneumoniae 64
    3.2.5.2. Kết quả thử trên chủng K. pneumoniae 66
    3.2.1.3. Kết quả thử trên chủng H.influenza 68
    3.2.1.4. Kết quả thử trên chủng S. aureus 70
    3.2.1.4. Kết quả thử trên chủng P. aeruginosa 72
    3.2.2. Kết quả thử tác dụng chống viêm mạn 74
    3.2.3. Kết quả thử tác dụng giảm đau 75
    3.2.3.1. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau xoắn bụng bằng acid acetic
    3.2.3.2. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng tấm nóng 76
    3.2.4. Kết quả thử tác dụng tăng cường miễn dịch 79
    3.2.4.1.Kết quả thử tác dụng trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng hóa chất
    3.2.4.1.1. Nghiên cứu đánh giá tình trạng chung hệ miễn dịch 79
    3.2.4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của LVL và LVT lên đáp ứng miễn dịch dịch thể với kháng nguyên
    3.2.4.1.3. Nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào 85
    3.2.4.2. Kết quả thử tác dụng trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng tia xạ 88
    3.2.4.2.1. Nghiên cứu đánh giá tình trạng chung của hệ miễn dịch 88
    3.2.4.2.2. Nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể 92
    3.2.4.2.3. Nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
    3.2.5. Kết quả thử tác dụng hạ huyết áp 97
    3.2.6. Kết quả thử tác dụng chống oxy hóa in vivo 102
    3.2.7. Kết quả thử tác dụng trên enzym xanthine oxidase và 104 lypoxigenase in vitro
    3.2.7.1. Hoạt tính ức chế enzym xanthine oxidase của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng 104
    3.2.7.2. Hoạt tính ức chế enzym lipoxygenase của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng 105
    3.2.8. Kết quả thử tác dụng độc tế bào của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng 106
    3.2.8.1. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng trên dòng tế bào A549 106
    3.2.8.2. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng trên dòng tế bào H358 107
    3.2.8.3. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng trên dòng tế bào Hela 108
    3.2.8.4. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng trên dòng tế bào H460 109
    3.2.8.5. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng trên dòng tế bào Hep-G2 110
    3.2.8.6. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng trên dòng tế bào Cos-7 111
    3.2.8.7. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng trên dòng tế bào MCF-7 112
    3.2.8.8. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng trên tế bào dòng KPL-4 113
    4. BÀN LUẬN 115
    5. KẾT LUẬN 136
    6. KIẾN NGHỊ 138
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
    PHỤ LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cây lược vàng là một cây cảnh mới được du nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Từ năm 2006, bắt đầu rộ lên thông tin một số người dân ở Thanh Hóa sử dụng lược vàng làm thuốc dựa trên một số tài liệu không chính thức của Nga để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau thấy có hiệu quả như viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, các bệnh tim mạch, huyết áp thậm chí cả ung thư . Từ đó, “cơn sốt lược vàng” bắt đầu bùng phát ở Thanh Hóa, sau đó lan truyền ra nhiều tỉnh và thành phố, từ Bắc chí Nam.
    Ở Việt Nam, lược vàng là đối tượng hoàn toàn mới chưa từng có tên trong một tài liệu về cây thuốc nào, thậm chí chưa có tài liệu về thực vật học nào đề cập đến.
    Ở Nga đã có một số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học nhưng nghiên cứu về tác dụng sinh học của lược vàng còn rất ít. Mặc dù vậy, cây lược vàng hiện vẫn đang được ứng dụng rất rộng rãi để chữa các bệnh dạ dày – ruột, bệnh túi mật, lá lách; các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản; các bệnh đường tiết niệu; các bệnh ngoài da như viêm da, zona, chàm, làm thuốc giảm đau, chống nóng rát, giúp vết thương chóng lành . Các sách báo về lược vàng, các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng với lược vàng là dược liệu chính đang xuất hiện ngày càng nhiều [41], [42], [43]. Nhìn chung, lược vàng hầu như mới chỉ được dùng theo kinh nghiệm dân gian, chưa được nghiên cứu đầy đủ về mặt dược liệu học. Để có thể sử dụng lượcvàng làm thuốc một cách hiệu quả và an toàn thì việc nghiên cứu thử nghiệm tác dụng sinh học, xác định độ an toàn của dược liệu là một việc làm cần thiết. Trước nhu cầu bức thiết về thông tin khoa học của nhân dân, được phép của Bộ Y tế, Vụ KH-ĐT Bộ Y tế, Viện Dược liệu tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woods.
    Mục tiêu của đề tài:
    - Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của thân bồ và lá lược vàng.
    - Đánh giá một số tác dụng sinh học của thân bồ và lá lược vàng.
    Nội dung nghiên cứu:
    1 Xác định độ an toàn của dược liệu:
    - Thử độc tính cấp của cao chiết toàn phần từ lá và thân bồ lược vàng.
    - Thử độc tính bán trường diễn của các cao chiết trên, mỗi mẫu 3 liều (kéo dài thời gian uống thuốc của thỏ thí nghiệm lên 60 ngày)
    2. Thử một số tác dụng sinh học của các mẫu cao chiết từ thân và lá lược vàng trên thực nghiệm, mỗi mẫu 2-3 liều:
    - Tác dụng kháng khuẩn (trên một số chủng vi khuẩn điển hình thường gây viêm răng lợi, viêm họng, viêm phế quản)
    - Tác dụng chống viêm, giảm đau
    - Tác dụng tăng cường miễn dịch trên 2 mô hình thực nghiệm: gây suy giảm miễn dịch bằng hóa chất và bằng tia xạ.
    - Tác dụng hạ huyết áp
    - Tác dụng chống oxy hóa
    - Tác dụng độc tế bào (trên 8 dòng tế bào gây ung thư)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...