Tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạn chế rối loạn lipid và tăng khả năng chống oxy hóa máu của Flavon soy trên ng

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tác dụng hạn chế rối loạn lipid và tăng khả năng chống oxy hóa máu của Flavon soy trên người

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Rối loạn lipid máu (RLLPM) hiện đang là một trong những vấn đề có ư nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. không chỉ ở nhiều nước công nghiệp phát triển mà c̣n đối với các quốc gia đang trong thời kỳ chuyển tiếp kinh tế - xă hội [34], [45]. RLLPM do nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền hay thứ phát do mắc một số bệnh trong cơ thể hoặc do thói quen ăn uống sinh hoạt [32]. Ở người trưởng thành RLLPM làm tăng nguy cơ mắc các bệnh măn tính không lây nhiễm như cao huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim , gây hậu quả nặng nề cho người bệnh và là gánh nặng lớn với ngành Y tế [33].
    Ở Việt Nam những năm gần đây, các bệnh măn tính không lây nhiễm có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn [21]. Nghiên cứu ở cộng đồng của Phạm Thắng (2003) trên 1.305 đối tượng từ 60 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ RLLPM chiếm 47,5% [25]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lương Hạnh và cộng sự (2008) trên 600 đối tượng từ 25 - 74 tuổi tại nội thành Hà nội cho thấy tỷ lệ đối tượng bị rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu là 59,8% [11].
    Để điều trị RLLPM, các thuốc tổng hợp hóa học đang được sử dụng đă mang lại hiệu quả tốt, song việc sử dụng thuốc kéo dài, gây ra những tác dụng phụ như rối loạn chuyển hóa, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu [3]. V́ vậy, bờn cạnh thực hành dinh dưỡng hợp lư, nghiên cứu t́m ra các TPCN góp phần dự pḥng và hỗ trợ điều trị RLLPM là giải pháp có hiệu quả và khả thi [23]. Bột Flavon soy được Viện Công nghiệp Thực phẩm nghiên cứu và sản xuất từ đậu tương nảy mầm và cà rốt. Đậu tương là thực phẩm chứa nhiều isoflavon đă được các nghiên cứu trên động vật cũng như trên người chứng minh là có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm chứng vữa xơ động mạch, giảm nguy cơ của bệnh tim mạch, tăng cường hoạt động của các mạch máu [35], [36], [37], [49]. Cà rốt là thực phẩm chứa nhiều b-caroten, là chất chống oxy hóa có tác dụng chống gốc tự do, chống lăo húa đă được nghiên cứu và ứng dụng rộng răi [44].
    Mặc dù thiên nhiên ưu đăi cho Việt nam, có nhiều thực phẩm tiềm năng góp phần dự pḥng RLLPM và chống oxy hóa như: đậu tương, cà rốt, tỏi, nghệ, vừng đen, râu ngô, nhưng người dân sẽ khó sử dụng những thực phẩm này thường xuyên trong bữa ăn truyền thống hàng ngày. Mặc dù các thành phần tạo nên bột Flavon soy, đă được biết rơ và có tác dụng quư như trên, tuy nhiên khi phối hợp tạo nên bột Flavon soy th́ tác dụng trong hỗ trợ điều trị RLLPM và tăng khả năng chống oxy hóa máu chưa được đánh giá, cùng với thời gian sử dụng, liều dùng như thế nào để có tác dụng, rất cần được nghiên cứu. V́ vậy, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu tác dụng hạn chế rối loạn lipid và tăng khả năng chống oxy hóa máu của Flavon soy trên người, với mục tiêu.

    1. Đánh giá tác dụng trên đối tượng nghiên cứu của bột Flavon soy làm hạn chế rối loạn lipid máu.
    2. Đánh giá tác dụng trên đối tượng nghiên cứu của bột Flavon soy làm tăng khả năng chống oxy hoỏ mỏu.







    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1- LIPID VÀ LIPOPROTEIN
    1.1.1- Lipid trong cơ thể
    Lipid có hoạt tính trong cơ thể bao gồm mỡ trung tính (TG), các phospholipid và cholesterol. Lipid trong tế bào gồm 2 thành phần chính: lipid cấu trúc là thành phần của màng tế bào và các cấu trúc khác; mỡ trung tính được dự trữ trong các tế bào mỡ.
    Trong máu gồm các lipid chính là acid béo tự do, triglycerid (TG), cholesterol toàn phần (TC) trong đó có cholesterol tự do (FC) và cholesterol este (CE), các phospholipid (PL). Vỡ chỳng khụng hoà tan trong nước, lipid được vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với các protein đặc hiệu. Các acid béo tự do được vận chuyển chủ yếu bởi albumin, các lipid khác được lưu hành trong máu dưới dạng các phức hợp lipoprotein [9], [58], [69].
    1.1.2- Cấu trúc và phân loại các lipoprotein
    1.1.2.1- Cấu trúc của lipoprotein
    Lipoprotein (LP) là những phân tử h́nh cầu, bao gồm phần nhân chứa đựng những phân tử không phân cực là TG và cholesterol este, xung quanh bao bọc bởi lớp các phân tử phân cực: Phospholipid, cholesterol tự do và các protein được gọi là apolipoprotein hay apoprotein.
    1.1.2.2- Phân loại lipoprotein
    Lipoprotein được phân loại theo tỷ trọng tăng dần, gồm có 4 loại LP chính là chylomicron (CM), LP có tỷ trọng rất thấp (very low density lipoprotein – VLDL), LP có tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein – LDL) và LP có tỷ trọng cao (high density lipoprotein – HDL). Ngoài ra cũn cú một số dạng trung gian như chylomicron tàn dư, lipoprotein tỷ trọng trung gian (Intermediate density lipoprotein-IDL) [28]
    Các apoprotein (apo) có vai tṛ quan trọng trong cấu trúc và chuyển hoá của lipoprotein. Trong quá tŕnh chuyển hóa lipid, các apo có một số các chức năng: (1) chức năng nhận biết các receptor đặc hiệu trên màng tế bào; (2) chức năng điều hoà: hoạt hoá hoặc ức chế một số enzym, là chất cộng tác của các enzym; (3) chức năng giỳp cỏc LP được vận chuyển trong máu và bạch huyết. Khi tính hoà tan của các LP bị rối loạn hoặc sự vận chuyển chúng trong máu bị chậm trễ sẽ dẫn đến t́nh trạng ứ đọng các phân tử có chứa nhiều lipid, đó là một trong những yếu tố gây VXĐM [55], [56], [58]
    Bảng 1.1. Phân loại và đặc điểm của các lipoprotein huyết tương.

    [TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Lipoprotein[/TD]
    [TD]Tỷ trọng
    (g/ml)[/TD]
    [TD]Đường kính trung b́nh[/TD]
    [TD]Di chuyển điện di[/TD]
    [TD]Nguồn gốc[/TD]
    [TD]Chức năng chính[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CM[/TD]
    [TD]< 0,950[/TD]
    [TD]500[/TD]
    [TD]Điểm xuất phát[/TD]
    [TD]Ruột[/TD]
    [TD]Vận chuyển TG ngoại sinh[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VLDL[/TD]
    [TD]0,960 – 1,006[/TD]
    [TD]43[/TD]
    [TD]Pre -bLp[/TD]
    [TD]Gan[/TD]
    [TD]Vận chuyển TG nội sinh[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]IDL[/TD]
    [TD]1,007 – 1,019[/TD]
    [TD]27[/TD]
    [TD]Băng bLp rộng[/TD]
    [TD]Sản phẩm chuyển hoá của VLDL[/TD]
    [TD]Tiền chất của LDL[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]LDL[/TD]
    [TD]1,020 – 1,063[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [TD]b Lp[/TD]
    [TD]Sản phẩm chuyển hoá của VLDL qua IDL[/TD]
    [TD]Vận chuyển cholesterol từ gan đến mô ngoại vi[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HDL[/TD]
    [TD]1,064 – 1,210[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [TD]a Lp[/TD]
    [TD]Gan - Ruột
    Sản phẩm chuyển hoá CM và VLDL[/TD]
    [TD]Vận chuyển cholesterol trở về gan[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    (William J. Marshall, Clinidal chimistry, Fourth Edition, Mosby 2000)

    Bảng 1.2. Thành phần của các Lipoprotein trong máu

    [TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]FC
    (%)[/TD]
    [TD]CE
    (%)[/TD]
    [TD]TG
    (%)[/TD]
    [TD]Phospholipid
    (%)[/TD]
    [TD]Apo
    (%)[/TD]
    [TD]Apo
    chính[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CM[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [TD]85[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [TD]A, B-48, C, E[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VLDL[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [TD]12[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [TD]18[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [TD]B-100, C, E[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]LDL[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [TD]23[/TD]
    [TD]B-100[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HDL[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [TD]15[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [TD]55[/TD]
    [TD]A, C, E[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    ( David L.Nelson, Michael M Cox-Lehninger Principles of Biochemistry, Third edition 2000 )
    1.1.3- Chuyển hoá lipoprotein
    Chylomicron (CM) được tạo thành từ lipid thức ăn (chủ yếu là TG) trong tế bào niêm mạc ruột non, đi vào hệ bạch mạch dưới đ̣n, rồi đổ vào hệ tuần hoàn qua ống ngực tại hợp lưu giữa tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch dưới đ̣n. CM theo máu tới mô mỡ và cơ, tại đó TG được thủy phân nhờ enzym LPL khu trú trên bề mặt tế bào nội mạc mao mạch. Các acid béo tự do được sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng hoặc được este hoá thành TG dự trữ. CM mất TG và trả lại apo C cho HDL, trở thành CM tàn dư giàu cholesterol. CM tàn dư được bắt giữ ở tế bào gan nhờ các receptor đặc hiệu với apo B-48 và apo E. Trong trường hợp b́nh thường, CM không có trong huyết tương khi đói ( >12 giờ sau ăn) [56], [58], [64], [69].
    VLDL giàu TG, được tạo thành ở gan (90%) và một phần ở ruột non (10%), vào máu đến mô ngoại vi. Tại cỏc mụ, TG bị thuỷ phân dưới tác dụng của LPL, đồng thời apo C được chuyển sang cho HDL, chỉ c̣n lại apo B-100 và apo E. Enzym LCAT từ gan vào huyết tương có tác dụng este hoá cholesterol của VLDL thành cholesterol este. Như vậy sau khi giải phóng TG, nhận thêm CE và mất đi apo C, VLDL chuyển thành IDL-tiền chất của LDL. LCAT tạo tra 75-90% CE trong huyết tương, phần CE c̣n lại do gan hoặc ruột sản xuất nhờ enzym acyl-CoA cholesterol acyltransferase (ACAT). Do vậy, sự thiếu hụt LCAT gơy cỏc rối loạn chuyển hoá LP [10], [29], [64], [69].
    IDL trở lại gan, gắn vào các receptor đặc hiệu (apo B, E) ở màng tế bào và chịu tác dụng của lipase gan. Các IDL chuyển thành LDL (cùng với sự biến mất của apo E). B́nh thường có rất ít IDL lưu hành trong máu.
    LDL là chất vận chuyển chính cholesterol trong máu, chủ yếu dưới dạng CE. LDL gắn với các receptor LDL nhận biết apo B-100 trên màng tế bào gan (70%) và các màng tế bào khác của cơ thể (30%). Các LDL được chuyển vào trong tế bào và chịu sự thoỏi hoỏ trong lysosom, giải phóng cholesterol tự do. Cholesterol tự do có 3 tác dụng cơ bản là:
    · Ức chế hoạt động của HMG CoA reductase (b-hydroxy - b methylglutaryl coenzym A reductase), làm giảm tổng hợp cholesterol trong tế bào.
    · Hoạt hoá enzym ACAT, chuyển cholesterol tự do thành cholesterol este.
    · Làm giảm số lượng receptor LDL ở màng tế bào qua con đường feed-back âm tính.
    Đại thực bào tạo ra từ các monocyte trong máu có thể bắt giữ LDL qua receptor thu dọn. Quá tŕnh này xảy ra ở các nồng độ LDL b́nh thường nhưng được tăng cường khi nồng độ LDL tăng cao và bị biến đổi (LDL bị oxy hoá hoặc glycosyl hoá). Sự bắt giữ LDL bởi đại thực bào ở thành động mạch là yếu tố quan trọng trong bệnh sinh của VXĐM. Khi đại thực bào quá tải cholesterol este, chúng chuyển thành các tế bào bọt (foam cell) một thành phần của mảng vữa xơ [41], [58], [69].
    HDL được tổng hợp tại gan (HDL mới sinh) hoặc từ sự thoỏi hoỏ của VLDL và CM trong máu. Trong tuần hoàn máu, HDL mới sinh nhận thêm apo A và apo C từ các LP khác và cholesterol tự do từ màng bề mặt tế bào của cỏc mụ. Cholesterol tự do được este hoá bởi LCAT có trong HDL mới sinh, làm tăng tỷ trọng của HDL và chuyển HDL3 thành HDL2. CE được chuyển từ HDL2 sang các CM tàn dư và IDL. CE trong các LP tàn dư này được bắt giữ bởi gan và được bài tiết trong mật nguyên dạng hoặc sau khi chuyển hoá thành acid mật. Tóm lại, HDL có hai vai tṛ quan trọng là:
    · Thanh lọc các LP giàu TG (CM, VLDL) bằng cách cung cấp cho chúng apo C-II cần thiết cho sự hoạt hoá LPL.
    · Vận chuyển trung gian cholesterol tự do từ cỏc mụ ngoại vi trở về gan giúp cho thoỏi hoỏ và bài tiết cholesterol qua mật.
    V́ vậy, HDL là yếu tố bảo vệ, chống VXĐM [41], [58].
    1.1.4- Rối loạn chuyển hoá lipoprotein
    1.1.4.1- Phơn loại rối loạn lipid máu
    RLLPM có thể nguyên phát do di truyền hoặc thứ phát do bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh của một số cơ quan trong cơ thể như thiểu năng tuyến giáp, bệnh lư gan, thận, đái tháo đường, sau dùng kế dài một số thuốc hoặc do thói quen ăn uống, cách sống. Các bệnh nhân khác nhau mắc cùng một bệnh có biểu hiện các tưp khác nhau của RLLPM.
    Đánh giá RLLPM theo WHO năm 2000 [68].
    - Cholesterol tổng số > 5,2 mmol/L (200mg/dl), hoặc
    - HDL-C < 0,9 mmol/L (35mg/dl), hoặc
    - LDL-C > 3,38 mmol/L (130mg/dl), hoặc
    - Tryglycerid huyết thanh >2,26 mmol/L (130mg/dl).
    Phân loại của Fredrickson:
    Năm 1965, Fredrickson căn cứ vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm đối với các thành phần lipid thuyết thanh đă phân loại hội chứng tăng lipid máu làm 5 tưp dựa trên những thay đổi của thành phần LP. Cách phân loại này nhanh chóng được chấp nhận nhưng sau đó, người ta đề nghị tách tưp II thành tưp IIa có tăng LDL đơn thuần và tưp IIb có tăng LDL, VLDL. Bảng phân loại này trở thành phân loại quốc tế WHO từ năm 1970.
    Bảng 1.3. Phân loại rối loạn lipid máu theo Fredrickson có bổ sung
    [TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Tưp[/TD]
    [TD]I[/TD]
    [TD]IIa[/TD]
    [TD]IIb[/TD]
    [TD]III[/TD]
    [TD]IV[/TD]
    [TD]V[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cholesterol[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]^ / ­[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Triglycerid[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]^[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lipoprotein[/TD]
    [TD]CM[/TD]
    [TD]LDL[/TD]
    [TD]LDL
    VLDL[/TD]
    [TD]IDL[/TD]
    [TD]VLDL[/TD]
    [TD]VLDL
    CM[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    ( ^: b́nh thường; ­: tăng nhẹ; ­­: tăng vừa; ­­­: tăng nhiều ).
     
Đang tải...