Luận Văn Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cam thảo đất (Scoparia dulcis L) và phân đoạn của

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề
    Đái tháo đường (ĐTĐ)được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa nh* là một tình trạng tăng đường huyết mạn tính, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu không được điều trị[19]. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính với sự tăng glucose máu do thiếu tuyệt đối insulin hoặc do giảm tác dụng sinh học của insulin (hoặc do cả hai nguyên nhân này)[30].
    Trên thế giới, bệnh ĐTĐ ngày càng trở nên phổ biến[19]. Tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau tùy theo địa dư, chủng tộc, mức sống và lối sống, lứa tuổi[5]. Tỷ lệ này tăng lên cùng với tuổi, mức sống, thành thị lớn hơn nông thôn, ở các nước công nghiệp phát triển cao hơn các nước chậm phát triển[19]. Ở châu Âu tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3%; ở Mỹ năm 1991 là 6,6%. Ở châu Á, bệnh ĐTĐ cũng chiếm tỷ lệ cao: ở Thái lan 3,58%, Philippin 4,27%, Hồng Kông 3,0%[56]. Theo tài liệu của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế (International Diabetes Institute), số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trên thế giới khoảng 98,9 triệu người năm 1994; 157,3 triệu người năm 2000 và dự báo khoảng 215,6 triệu người năm 2010[23]. Ước tính ở Mỹ, chi phí cho điều trị chăm sóc bệnh ĐTĐ mất trên 100 tỷ USD mỗi năm[43]. Chính vì vậy mà ĐTĐ trở thành gánh nặng về kinh tế đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
    Tại Việt nam, ĐTĐ là một bệnh thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết[23]. Kết quả của một điều tra tại Hà nội năm 1991 công bố tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người từ 15 tuổi trở lên là 1,1% (ở nội thành là 1,44 và ở ngoại thành là 0,63)[20]. Năm 1994, Mai Thế Trạch và các cộng sự điều tra trên 5416 người ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc bệnh ở người tuổi từ 15 trở lên là 2,52% (người Kinh là 2,49%, người Hoa là 2,88%)[38].Năm 1996, Trần Hữu Dàng đã điều tra 4980 người từ tuổi 15 trở lên ở Huế thì thấy tỷ lệ mắc bệnh là 0,96% (nội thành là 1,05%, ngoại thành là 0,6%)[12]. Viện Nội tiết Trung ương tiến hành điều tra ở 4 thành phố lớn: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh ở lứa tuổi 30 đến 64 cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại nội thành là 4,9%[3]. Chính vì vậy ĐTĐ là một trong những căn bệnh được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhằm mục đích phòng, điều trị bệnh một cách có hiệu quả nhất.
    Bệnh ĐTĐ đòi hỏi phải được điều trị kéo dài suốt cuộc đời người bệnh gây tốn kém cho bệnh nhân và là gánh nặng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, việc tìm ra một loại thuốc mới, sẵn có, rẻ song hiệu quả điều trị cao là một việc làm cấp thiết và là xu hướng chung của thế giới. Hiện nay, các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ tăng nhanh cả về số lượng và chủng loại để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh. Ngoài các thuốc có nguồn gốc Tây y nh*: insulin, biguanid, thiazolidindion , các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược cũng ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới về ĐTĐ đã khuyến nghị nên phát triển và sản xuất các thuốc điều trị ĐTĐ có nguồn gốc thảo dược, vì đây là nguồn dược liệu sẵn có, dễ sử dụng, giá thành rẻ và dễ dàng chấp nhận cho cộng đồng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển[58]. Theo khuynh hướng này, nghiên cứu thuốc điều trị ĐTĐ có nguồn gốc thảo dược là xu hướng phát triển hiện nay của nhiều nước trên thế giới nh* Trung quốc, Ên độ, Hoa kỳ và kể cả Việt nam.
    Trong những năm gần đây ở Việt nam đã có một số công trình khoa học công bố kết quả nghiên cứu thăm dò về tác dụng hạ glucose máu của một số thảo dược như : Thổ phục linh[25,40,41], Sinh địa và Tri mẫu[13], Cỏ mực[18] và đi đến kết luận là những thảo dược này có tác dụng làm hạ glucose máu trên một số động vật thực nghiệm.
    Ở nước ta, cây cam thảo đất (Scoparia dulcils L) được sử dụng trong Y học Cổ truyền nh* một loại thuốc nam dùng để chữa sốt, say sắn độc, giải độc cơ thể [21]. Đây là loại thảo dược mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước ta.Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cam thảo đất (Scoparia dulcis L) và phân đoạn của dịch chiết này ở chuột nhắt trắng gây đái tháo đường thực nghiệm" nhằm mục tiêu:
    1. Chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cây cam thảo đất (Scoparia dulcil L) trên chuột nhắt trắng bình thường và trên chuột nhắt trắng được gây đái tháo đường thực nghiệm.
    2. Bước đầu phân đoạn và xác định thành phần bột chiết cây cam thảo đất có tác dụng hạ glucose máu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...