Thạc Sĩ Nghiên cứu tác dụng diệt ve ký sinh trên chó và bò của chế phẩm thuốc mỡ chế từ cây thuốc cá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Danh mục bảng iii
    Danh mục hình iii
    Danh mục biểu đồ iv
    Mục lục v
    1. Mở đầu 1
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục đích nghiên cứu 3
    2. Tổng quan tài liệu 4
    2.1 Cơ sở khoa học trong việc dùng thảo dược phòng trừ ngoại kí 4
    sinh trùng
    2.1.1 Yêu cầu đối với thuốc trị ngoại kí sinh trùng 5
    2.1.2 Một số thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thảo dược trong 6
    phòng bệnh và điều trị bệnh thú y
    2.2 Dược liệu sử dụng và chế phẩm dạng mỡ 10
    2.2.1 Cây thuốc cá 10
    2.2.2 Dạng thuốc mỡ 14
    2.3 Họ ve cứng Ixodidae gây bệnh ở chó và bò 16
    2.3.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo ve Ixodidae 16
    2.3.2 Vòng đời phát triển của ve Ixodidae 20
    2.3.3 Biện pháp phòng trừ ve cứng 24
    3. Nội dung, nguyên liệu, phương pháp nghiên cứu 28
    3.1 Nội dung nghiên cứu 28
    3.2 Nguyên liệu nghiên cứu 28
    3.2.1 Dược liệu và tá dược 28
    3.2.2 Động vật thí nghiệm 29
    3.2.3 Dụng cụ thí nghiệm 29
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 29
    3.3.1 Bào chế thuốc mỡ 30
    3.3.2 Thử độc tính của thuốc mỡ trên ve chó và ve bò 33
    3.3.3 ứng dụng điều trị thử nghiệm cho chó và bò nhiễm ve 34
    3.3.4 Phương pháp xử lí số liệu 35
    4. Kết quả và thảo luận 36
    4.1 Nghiên cứu bào chế thử nghiệm các chế phẩm thuốc mỡ từ 36
    thân rễ thuốc cá khô
    4.2 Kiểm tra độc tính trong phòng thí nghiệm của thuốc mỡ trên 40
    ve chó
    4.2.1 Kết quả kiểm tra độc tính trong phòng thí nghiệm của loại 40
    thuốc mỡ 10% trên ve chó
    4.2.2 Kết quả kiểm tra độc tính trong phòng thí nghiệm của loại 43
    thuốc mỡ 20% trên ve chó
    4.2.3 Kết quả kiểm tra độc tính trong phòng thí nghiệm của loại 45
    thuốc mỡ 30% trên ve chó
    4.2.4 So sánh độc tính các loại thuốc mỡ 10%, 20%, 30% trên ve 48
    chó trong phòng thí nghiệm
    4.3 Kiểm tra độc tính trong phòng thí nghiệm của thuốc mỡ trên 50
    ve bò
    4.3.1 Kết quả kiểm tra độc tính trong phòng thí nghiệm của loại 50
    thuốc mỡ 10% trên ve bò
    4.3.2 Kết quả kiểm tra độc tính trong phòng thí nghiệm của loại 53
    thuốc mỡ 20% trên ve bò
    4.3.3 Kết quả kiểm tra độc tính trong phòng thí nghiệm của loại 55
    thuốc mỡ 30% trên ve bò
    4.3.4 So sánh độc tính các loại thuốc mỡ 10%, 20%, 30% trên ve bò 56
    trong phòng thí nghiệm
    4.4 Điều trị thử nghiệm trên chó nhiễm ve 58
    4.4.1 Kết quả điều trị thử nghiệm của loại thuốc mỡ 10% trên chó 59
    có ve kí sinh
    4.4.2 Kết quả điều trị thử nghiệm của loại thuốc mỡ 20% trên chó 61
    có ve kí sinh
    4.4.3 Kết quả điều trị thử nghiệm của loại thuốc mỡ 30% trên chó 63
    có ve kí sinh
    4.4.4 So sánh hiệu quả điều trị chó nhiễm ve của các loại thuốc mỡ 64
    10%, 20%, 30%
    4.5 Điều trị thử nghiệm trên bò nhiễm ve 67
    4.5.1 Kết quả điều trị thử nghiệm của loại thuốc mỡ 10% trên bò có 67
    ve kí sinh
    4.5.2 Kết quả điều trị thử nghiệm của loại thuốc mỡ 20% trên bò có 69
    ve kí sinh
    4.5.3 Kết quả điều trị thử nghiệm của loại thuốc mỡ 30% trên bò có 70
    ve kí sinh
    4.5.4 So sánh hiệu quả điều trị bò nhiễm ve của các loại thuốc mỡ 71
    10%, 20%, 30%
    4.6 Định hướng sử dụng chế phẩm trong điều trị 73
    5. Kết luận và đề nghị 76
    5.1 Kết luận 76
    5.2 Đề nghị 77
    Tài liệu tham khảo 78


    1. Mở đầu
    1.1 Đặt vấn đề
    Nước ta trên con đường hội nhập kinh tế, nền nông nghiệp cũng đang
    chuyển mình để theo kịp thay đổi đó. Chăn nuôi từ chỗ nhỏ lẻ, hiệu quả kinh
    tế thấp đã dần chuyển sang hướng chăn nuôi tập trung công nghiệp, bước đầu
    đem lại kết quả khả quan. Đàn gia súc, gia cầm không ngừng tăng lên về số
    lượng, cũng như chất lượng. Tuy nhiên, song song với vấn đề này đã kéo theo
    nhiều phức tạp về dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Thực tế đó đòi hỏi ngành
    thú y phải tăng cường phát triển khoa học kĩ thuật mới đáp ứng kịp thời.
    Một trong những trở ngại lớn nhất đối với công tác chăn nuôi là các
    dịch bệnh xảy ra, đặc biệt phải kể đến là bệnh do ký sinh trùng gây nên. Bệnh
    ký sinh trùng nói chung, bệnh do ngoại ký sinh trùng nói riêng (còn gọi là
    động vật tiết túc kí sinh, thuộc ngành Arthropoda) tuy ít gây chết gia súc
    nhưng lại gây tổn thất nhiều về kinh tế và khó kiểm soát vì người chăn nuôi ít
    quan tâm đến. Ngoại ký sinh trùng không những gây nên tổn thương thực thể
    làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, giảm chất
    lượng và sản lượng thịt, trứng, da, lông . mà còn là kho lưu động dự trữ mầm
    bệnh sống (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng đường máu .), đây chính là yếu tố
    trung gian nguy hiểm truyền bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi và từ đó
    truyền bệnh sang người. Thực tế hết sức cấp thiết đó đặt ra câu hỏi cho ngành
    thú y phải tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học để tìm biện pháp
    phòng trừ hữu hiệu nhất.
    Trước kia để phòng và trị bệnh ngoại kí sinh trùng người ta sử dụng
    một số hoá dược như: Diptrex, 666, DDT cũng như các hoá dược trị liệu
    hiện đang lưu hành trên thị trường hiện nay như: Taktic (Intervet), Butox
    5% (Intervet), Ecotmin 100 (hãng IBA) Tuy chúng có hiệu quả điều trị
    nhưng lại bộc lộ những nhược điểm như còn có thể tích luỹ trong cơ thể kí
    chủ (ở các mô và sữa) tồn dư trong sản phẩm động vật làm ảnh hưởng đến
    sức khoẻ người tiêu dùng. Quan trọng hơn cả là chúng gây ra hiện tượng
    kháng thuốc làm giảm hiệu quả điều trị.
    Các nhà khoa học đang chú trọng nghiên cứu tìm ra những giải pháp
    thích hợp trong công nghệ dược chất, tìm ra thuốc điều trị hiệu quả nhưng
    không gây độc cho vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức
    khoẻ người sử dụng sản phẩm động vật. Những nghiên cứu về dược lí phân
    tử đã cho thấy hợp chất thiên nhiên tồn tại nhiều năm trong tế bào sống khi
    tinh chế để sử dụng điều trị bệnh (tức là lại chuyển vào tế bào sống) thì nó
    được dung nạp tốt, ít có tác dụng phụ hơn là cũng chất đó được tổng hợp
    bằng phương thức hoá học. Điều này đã góp phần mở ra hướng nghiên cứu
    trong nghiên cứu bào chế, sử dụng dược liệu tự nhiên để làm thuốc.
    Ông cha ta từ xa xưa đã biết sử dụng nguồn thảo dược thiên nhiên sẵn có
    xung quanh để chữa bệnh, cho đến ngày nay nhiều bài thuốc vẫn được duy trì.
    Theo điều tra về nguồn cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu (2005)[28] đã
    xác định được gần 4000 loài; Viện cũng đã thu thập và lưu trữ khoảng 10.000
    tiêu bản; di thực, thuần hoá thành công 70 loài cây thuốc phục vụ công nghiệp
    dược phẩm, y học cổ truyền và xuất khẩu.
    Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, đất nước ta có thảm thực vật hết
    sức phong phú, có nhiều loại cây có tác dụng phòng và trị bệnh cho người và
    gia súc, đây chính là nền tảng và điều kiện thuận lợi để ngành thú y nghiên cứu
    tìm ra các chế phẩm thuốc lý tưởng có nguồn gốc từ thảo mộc trị ngoại ký sinh
    trùng vừa có tác dụng trị bệnh tốt, vừa giá thành rẻ, dễ làm, dễ kiếm . và đặc
    biệt ít gây tồn dư trong sản phẩm động vật.
    Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu tác dụng dược lí của các
    cây thuốc, tìm hiểu cơ sở khoa học của những bài thuốc dân gian trị ngoại kí
    sinh trùng, làm cơ sở cho việc ứng dụng điều trị rộng rãi chúng tôi tiến hành
    thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng diệt ve (Ixodidae) kí sinh trên
    chó và bò của chế phẩm thuốc mỡ chế từ cây thuốc cá (Derris
    elliptica)”.
    1.2 Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu bào chế các chế phẩm thuốc mỡ có nguồn gốc từ thiên
    nhiên, an toàn cho động vật và thân thiện với môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...